Bệnh cầu trùng trên gà và cách phòng và trị bệnh hiệu quả


Bệnh cầu trùng trên gà là một trong những bệnh thường gặp và gây tỉ lệ chết cao. Nếu không phòng trị bệnh kịp thời sẽ gây chết và thiệt hại lớn đến kinh tế và sản xuất. Bài viết này Máy ấp trứng Mactech sẽ chia sẻ cho các bạn về triệu trứng, bệnh tích, nguyên nhân và cách phòng trị đúng cách để có hiệu quả cao. 

benh cau trung o ga

Triệu trứng của bệnh cầu trùng trên gà

Gà có biểu hiện ủ rũ, bỏ ăn hoặc  kém ăn, thường uống nhiều nước. Bị ỉa chảy, phân lầy nhầy vì niêm mạc ruột bị tróc ra, bệnh ngày càng nặng lên. Gà sẽ ỉa nhiều lần, phân có máu tươi hoặc có màu nâu như màu Sô-cô-la.

Bệnh cầu trùng có 2 dạng: Cầu trùng manh tràng và cầu trùng ruột non, có khi cả hai dạng này cùng kết hợp 1 lúc. Các dạng của bệnh cầu trùng:

Cầu trùng manh tràng: Thường xảy ra lúc được 3 đến 7 tuần tuổi (phổ biến ở độ tuổi này). Nếu bị cầu trùng manh tràng gà thường có biểu hiện là kêu nhiều, giảm ăn, uống nước nhiều, gà còn bị xệ cánh, lông xù, phân có màu đỏ nâu, có máu tươi.

Cầu trùng ở ruột non (tá tràng): Phổ biến ở gà từ giò với các biểu hiện: Gà bị viêm ruột, tiêu chảy thất thường, phân có lẫn máu màu nâu sậm có khi kèm máu tươi.

Bệnh tích của bệnh cầu trùng trên gà

cau trung o manh trang va ta trang

Bệnh tích của bệnh cầu trùng sẽ rõ ở từng loại cầu trùng

Cầu trùng manh tràng: Bệnh tích rất rõ ràng đó là 2 manh tràng sưng to

Cầu trùng ruột non: Tá tràng sưng to, thành ruột có những chấm trắng và bị dày cộm lên. Ruột phình to từng đoạn. Nếu bị cả hai dạng kết hợp thì manh tràng và tá tràng sẽ sưng to và có màu đỏ sẫm.

Nguyên nhân của bệnh cầu trùng trên gà

Nguyên nhân gay bệnh cầu trùng ở gà có 2 loài: Eimeria tenella thường gây bệnh cho gà con từ 1-7 tuần tuổi. Và Eimeria Maxima gây bệnh cho gà từ 8-12 tuần tuổi. Các loại cầu trùng này sẽ ký sinh ở ruột và manh tràng và gây ra các loại cầu trùng ở manh tràng và ở ruột. Gây tổn thương niêm mạc ruột và viêm ruột nhiễm khuẩn do các tạp khuẩn có sẵn ở ruột gà như vi khuẩn E.con, vi khuẩn Salmonella spp.).

Con đường lây bệnh

trung cau trung

Bệnh lây qua đường tiêu hóa xâm nhập vào các lớp tế bào ruột, phá vỡ các mạch máu ở thành ruột gây ra tình trạng xuất huyết nặng dẫn đến phân gà có máu.

Gà bị cầu trùng hoặc gà đã khỏi nhưng vẫn có cầu trùng trùng. Những con gà này sẽ bài thải cầu trùng theo đường phân ra nền chuồng, đó là nguồn gốc lây lan bệnh trong trang tại.

Trứng của cầu trùng có trên nền chuồng nhiễm vào thức ăn, nước uống, trứng cầu trùng sẽ đi vào ruột gà qua đường ăn, uống và gây bệnh cho gà.

Phòng bệnh

lich va thuoc phong benh cau trung

Lịch và thuốc phòng bệnh cầu trùng

+ Phòng bệnh bằng thuốc: Trộn thuốc phòng bệnh vào thức ăn và nước uống để phòng bệnh cầu trùng phát lại...

+ Hoặc Sử dụng Esb3: Pha 01 gam thuốc với 01 lít nước, cho gà uống 2-3 ngày/tuần, dùng liền 2-3 tuần. Cùng với dùng thuốc cần thực hiện vệ sinh và tiêu độc chuồng trại để diệt mầm bệnh, phòng lây nhiễm sang gà khoẻ; đồng thời nuôi dưỡng gà với thức ăn có chất lượng đảm bảo, đặc biệt là cung cấp đủ các vitamin A, D, E, C~ Bi để tăng sức đề kháng của gà với bệnh.

+ Khử trùng, tiêu độc, vệ sinh thú Y

- Nuôi gà trên nền thì lớp độn chuồng, hút ẩm và khô ráo, khử trùng, tiêu độc lớp độn chuồng

- Sau mỗi đợt nuôi phải vệ sinh tiêu độc chuồng trại với các thuốc như BIO-GUARD, BIODINE, BIOSEPT và thay lớp độn chuồng mới

- Chuồng phải thông thoáng, không bị lạnh cũng không quá nóng

Điều trị bệnh  cầu trùng

Sử dụng chế phầm Esb3 : Pha 02 gam thuốc Esb3 với 01 lít nước, cho toàn đàn gà, uống liên tục từ 3 - 4 ngày. Thuốc có hiệu lực điều trị gà khỏi bệnh 70 - 90%.
Điều trị cho gà đang bị bệnh : Pha 02 gam thuốc với 01 lít nước, cho toàn đàn gà, uống liên tục từ 3 - 4 ngày. Thuốc có hiệu lực điều trị gà khỏi bệnh 70 - 90%.

Sử dụng các thuốc dùng để phòng bệnh ở trên. Nên dùng luân phiên các loại thuốc để tránh nhờn thuốc.

Cho gà sử dụng thêm các chất điện giải và vitamin để tăng sức đề kháng cho gà mau khỏe như: BIO-B.COMPLEX+A,D,E,C, BIO VITA-ELECTROLYTES

Lưu ý: Một số địa phương khác nhau, phân phối các loại thuốc khác nhau do đó có tên thuốc khác nhau nhưng có dược tính giống nhau. Bà con sử dụng cho phù hợp

Xem thêm video về bệnh cầu trùng và cách phòng trị bệnh cầu trùng


Bài viết liên quan: