Đinh lăng sấy khô, tác dụng và phương pháp sấy khô đinh lăng


Cây Đinh Lăng hay còn gọi là cây gỏi cá, nam dương sâm. Cây Đinh lăng được trồng để ăn lá, làm thuốc. Cây đinh lăng rất tốt cho sức khỏe nhưng lại dễ trồng và dễ tìm. Vì thế Hải Thượng Lãn Ông gọi cây đinh lăng là sâm của người nghèo. Cây đinh lăng ngâm rượu uống rất thơm và bổ, có thể chữa liệt dương cho nam giới. Cây chỉ có dược tính khi trồng trên 5 tuổi những cây lâu năm được nhiều người săn đón với giá cao. Khi sử dụng đinh lăng làm thuốc, có thể dùng đinh lăng tươi hoặc đinh lăng sấy khô đều được.

là cây đinh lăng

Lá cây đinh lăng

Công dụng của cây đinh lăng:

  • Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu.
  • Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
  • Thân và cành chữa tê thấp, đau lưng.

Liều dùng bài thuốc từ cây đinh lăng:

Dùng rễ đinh lăng sấy khô, mỗi lần từ 1- 4 g, dùng thân, rễ, lá, cành mỗi lần từ 30-50 g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng Chữa mệt mỏi: Lấy rễ cây đinh lăng sấy khô sắc uống có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể.

Chữa ho lâu ngày: Rễ đinh lăng sấy khô, bách bộ, đậu săn, rễ cây dâu, nghệ vàng, rau tần dày lá tất cả đều 8g, củ xương bồ 6g; Gừng khô 4g, đổ 600ml sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

Chữa sưng đau cơ khớp, vết thương: Lấy 40gam lá tươi giã nhuyễn, đắp vết thương hay chỗ sưng đau.

Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng sấy khô lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.

Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

Thông tia sữa, căng vú sữa: Rễ, lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ cơ thể, chữa tắc tia sửa hiệu quả. Rễ cây đinh lăng 30-40g. Thêm 500ml nước sắc còn 250ml. Uống nóng.

Chữa liệt dương: Rễ đinh lăng sấy khô, hoài sơn, ý dĩ, hoàng tinh, hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, cám nếp, mỗi vị 12g; trâu cổ, cao ban long, mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa viêm gan: Rễ đinh lăng 12g; nhân trần 20g; ý dĩ 16g; chi tử, hoài sơn, biển đậu, rễ cỏ tranh, xa tiền tử, ngũ gia bì, mỗi vị 12g; uất kim, nghệ, ngưu tất, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa thiếu máu: Rễ đinh lăng sấy khô, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

 Chú ý: Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể.

Rễ (củ) đinh lăng

Chú ý: Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể.

Cây đinh lăng là một vị thuốc tốt, quý nhưng không hiếm tại Việt Nam. Ngoài làm cảnh, lấy lá ăn cây và rễ đinh lăng được thái nhỏ phơi khô dùng trong y học. Vì cây có dược tính cao nên khi phơi khô cũng phải phơi, sấy đùng cách, nếu làm không đúng cây sẽ mất dược tính.

đinh lăng sấy khô

Củ đinh lăng sấy khô

Cách làm đinh lăng sấy khô

Chọn củ đinh lăng sấy: Chọn phần nạc của củ đinh lăng có tuổi đời trên 5 năm, Củ đinh lăng tươi phải là đinh lăng nếp (loại đinh lăng lá nhỏ). Củ đinh lăng nạc tức là củ ít hoặc phần gỗ còn non nhưng rễ to, tuổi đời trên 5 năm.

Chế biến: Đinh lăng được rửa sạch thái thành lát đều để sấy khô, xếp đều lên khay, rễ cây đinh lăng có khá nhiều nước nên tỷ lệ tươi:khô sẽ là 5:1. Tức là 5kg tươi sẽ được 1kg khô.

Chế độ sấy:  Do củ đinh lăng là dược liệu rất có giá trị trong đông y nên sấy chế độ thích hợp nhiệt độ 60 độ, thời gian sấy tùy vào độ khô của sản phẩm như khô kiệt hay khô vừa phải. Thời gian khuyến nghị khoảng 6-8 tiếng. Có thể sấy đinh lăng bằng máy sấy trái cây hoặc máy sấy dược liệu. Miễn là loại máy sấy đặt được nhiệt độ sấy là được. Nếu có điều kiện mua máy sấy lạnh thì quả là tuyệt vời.

Bảo quản: Đinh lăng sấy khô được đóng gói nhỏ hút chân không bảo quản nơi khô thoáng. Nếu không để đinh lăng sấy khô bị ẩm các bạn có thể bảo quản được thời gian khá dài đến vài năm cũng không vấn đề gì.


Bài viết liên quan: