Hội trứng giảm đẻ ở gà không gây hại trực tiếp cho sức khỏe của gà nhưng lại ảnh hưởng tới năng suất đẻ trứng và giảm hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi.
Căn bệnh
- Hội chứng giảm đẻ ở gà do Adenovirut gây ra.
- Bệnh chỉ xảy ra trên gà đẻ thương phẩm và gà đẻ trứng giống ở đầu chu kỳ đẻ hoặc trong giai đoạn đẻ trứng.
- Bệnh vừa có tính truyền dọc vừa có tính truyền ngang do lây nhiễm qua tiếp xúc
Triệu chứng:
Gà giảm đẻ đột ngột 10-30% trong khi đàn gà vẫn ăn, uống bình thường và không có dấu hiệu bệnh rõ nét
- Thời gian giảm đẻ kéo dài, các biện pháp dùng thuốc bổ trợ nâng cao sản lượng trứng không mang lại hiệu quả.
- Trứng biến màu, kích thước không đồng đều, vỏ trứng mỏng, sần sùi, nhăn nheo.
- Quan sát kỹ thấy mào gà nhợt nhạt, gà tiêu chảy.
Trứng sần sùi nhăn nheo
Bệnh tích:
Không có các biến đổi đặc trưng ngoài biểu hiện buồng trứng bị teo, thoái hoá, các trứng non không phát triển
Phòng bệnh:
Chọn con giống được tiêm phòng
- Chọn gà giống từ những cơ sở giống chất lượng, gà con phải được chọn từ những đàn gà được tiêm phòng cẩn thận.
- Vê sinh tiêu độc, sát trùng chuồng trại định kỳ bằng ANTISEP liều 3ml/1 lít nước, 2lít nước phun cho 100m chuồng
Tiêm vaccine
- Vaccine là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất
- Tiêm bắp vaccine MEDIVAC ND-IB-EDS Emulsion liều 0,5 ml/con, khi gà được 15-16 tuần tuổi, phòng 3 bệnh Newcastle (ND), viêm phế quản truyền nhiễm (IB) và hội chứng giảm đẻ (EDS)
Nâng cao sức đề kháng cho gà
- Cho gà uống UNILYTE VIT-C liều 2-3gr/1lít nước uống, dùng 3h/ngày
- Pha nước uống hoặc trộn thức ăn ALL ZYM liều 1gr/1lít nước uống, dùng 3h/ngày
- Thường xuyên bổ sung ADE PRO 1gr/1lít nước, bổ sung vitamin, men vi sinh giúp tăng khả năng hấp thu khoáng, cung cấp vitamin, kích thích buồng trứng phát triển, tăng tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở, kéo dài chu kỳ đẻ và giai đoạn gà đẻ đỉnh cao
Trị bệnh:
Không có biện pháp điều trị đặc hiệu.
Bài viết liên quan