Mỗi tháng thu hơn 10 triệu nhờ trồng “rừng” tre dại bán măng


Trên vùng đất khô cằn thiếu nước, đất đai bạc màu, anh Hoàng Hữu Hạnh, thôn Cu Hoan, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã trồng 1ha tre Cán Giáo-1 giống tre dại địa phương. Tới mùa lấy măng, bình quân mỗi tháng gia đình anh Hoan có thu hơn 10 triệu đồng.

Măng tre tươi

Măng tre là thực phẩm quen thuộc có mặt trong bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam tại nhiều vùng, miền. Hiện nay trên địa bàn huyện Cam Lộ có không ít mô hình trồng tre lấy măng nhưng trồng tre Cán Giáo để mục đích lấy măng thì anh Hạnh là người đầu tiên.

Anh Hoàng Hữu Hạnh bên 1 rặng tre Cán Gáo trồng để lấy măng bán làm thức ăn.

Khu vườn của gia đình anh Hạnh thuộc vùng đất gò đồi bạc màu, trước đây anh trồng một số cây như sắn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại thấp. Anh Hạnh chia sẻ với Máy sấy lạnh mactech, năm 2005, anh bắt đầu đưa vào trồng thử vài khóm cây tre Cán Giáo với mục đích giữ đất vì khu trang trại gia đình anh có độ dốc cao.

Sau khi những khóm tre mọc măng, anh Hạnh thấy măng tre Cán Giáo có chất lượng tốt, ít xơ, ăn ngọt, giòn, chất lượng cao, hương vị thơm ngon. Số măng thu được phần anh sử dụng làm thức ăn cho gia đình, phần còn lại bán cho các hộ dân trong vùng và các vùng lân cận. Không ngờ măng tre Cán Giáo của anh Hạnh được nhiều người ưa chuộng và bán rất được giá.

Măng tre tươi

Anh Hoàng Hữu Hạnh trao đổi về kinh nghiệm trồng tre Cán Gáo lấy măng.

Thấy được khả năng kinh tế từ cây tre Cán Giáo, anh Hạnh đã bắt tay vào cải tạo đất và trồng thêm trong vườn đồi, tìm hiểu kỹ thuật trồng tre lấy măng trên các sách báo và tìm đến sự tư vấn của cán bộ khuyến nông huyện Cam Lộ.

Chia sẻ về kinh nghiệm trồng và chăm sóc tre Cán Giáo cho nhiều măng, anh Hạnh cho biết: “Ưu điểm của cây tre Cán Giáo là dễ trồng, chịu hạn tốt, không tốn nhiều công chăm sóc và rất hiếm khi có sâu bệnh. Măng tre không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc phân hóa học và được xem là thực phẩm sạch, an toàn nên nhiều người ưa chuộng. Có thể tận dụng mọi mảnh đất thừa, đất hoang hóa, đất dốc để trồng tre. Chỉ cần trồng một lần rồi khai thác măng dài dài”.

Anh Hạnh cho biết thêm cây tre Cán Giáo cho thu nhập cao. Đến nay anh đã mở rộng diện tích tre Cán Giáo lên đến 1 ha với 200 khóm. Sau khi trồng khoảng 3 năm là tre cho thu hoạch măng. Thời gian thu hoạch măng có thể kéo dài từ 10 - 15 năm tùy chất đất và kỹ thuật chăm sóc. Vụ măng tre Cán Giáo kéo dài từ tháng 2 đến tháng 10 hằng năm. Cuối vụ thu hoạch măng cần tính toán lượng cây trong từng khóm tre mà để lại măng phát triển thành cây. Đồng thời, người trồng phải đào bỏ gốc tre già nhằm giúp đất thông thoáng để măng mọc từ thân ngầm khác có điều kiện phát triển tốt hơn.  

Hiện nay mỗi khóm tre Cán Giáo của anh Hoàng Hữu Hạnh luôn giữ ổn định từ 8-10 cây mẹ. Thường mỗi cây tre mẹ sẽ cho 3-5 củ măng/vụ. Vào mùa hái măng, trung bình 1 ngày gia đình anh Hạnh thu hoạch được 50 kg măng tươi, giá bán 7000 đồng/kg.

Chị Lê Thị Hồng Nhạn, Khuyến nông viên xã Cam Nghĩa chia sẻ: Mô hình trồng tre Cán Giáo lấy măng của anh Hạnh đã chứng minh đây là loại cây có thể phát triển tốt trên những diện tích đất xấu, đất hoang hóa, bạc màu, đất dốc…

Còn ông Nguyễn Anh Hai, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Nghĩa cho biết: “Mô hình trồng tre Cán Giáo lấy măng của anh Hoàng Hữu Hạnh ngoài việc tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình còn góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu; góp phần sử dụng đất hiệu quả, phòng chống sạt lở, tăng độ che phủ đất, cải thiện môi trường...”. Ngoài măng tươi anh Hạnh còn đang dự tính làm măng khô bán cho hiệu quả kinh tế cao, bảo quản được lâu. Hiện nay có dòng Máy sấy lạnh sấy măng giữ màu cho sản phẩm rất đẹp.


Bài viết liên quan: