Nguyên tắc, quy trình vệ sinh, sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi


Trong chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi nói chung việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại là việc rất cần thiết. Các bước thực hiện việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi cần phải thực hiện đúng quy trình để đạt hiệu quả cao. Giúp phòng, chống bệnh dịch phát triển bền vững trong chăn nuôi.

Trên thực tế hiện nay trong chăn nuôi ở nước ta bệnh dịch trên gia súc, gia cầm diễn biến rất phức tạp gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi nói chung và các hộ chăn nuôi nói riêng. Việc sát trùng tiêu độc chuồng trại rất quan trọng và cần thiết vì nó giúp khống chế bệnh dịch, diệt mầm bệnh trong môi trường, ngăn chặn lây lan bệnh dịch. Sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi giúp tăng hiệu quả chăn nuôi, phát triển bền vững, hạn chế bệnh dịch. Vệ sinh cũng giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường.

phun thuoc sat trung chuong trai

Các mầm bệnh (là các vi sinh vật gây bệnh) có sẵn trong môi trường sống của vật nuôi và có thể bùng phát thành dịch bệnh nếu gặp điều kiện môi trường thích hợp. Nhưng chúng cũng dễ bị tiêu diệt khi gặp điều kiện bất lợi. Do đó để hạn chế sự phát triển và bùng phát của mầm bệnh chúng ta cần phải xây dựng chương trình vệ sinh, sát trùng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi. Khi xây dựng chương trình cần phải ghi chép theo dõi về thời gian, loại thuôc, nồng độ... Mỗi mô hình chăn nuôi đều có một quy trình khác nhau nhưng cần dựa trên nguyên tắc và quy trình như sau:

Nguyên tắc thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng trại

  • Vệ sinh tất cả sạch phân, chất thải hữu cơ vì trong phân có chứa các vi sinh vật gây bệnh, mầm bệnh đặc biệt là Salmonella (Salmonella: là nguyên nhân thường gây ra bệnh tiêu chảy, nhưng cũng có thể nhiễm bệnh đến các bộ phận khác của cơ thể bao gồm máu, xương, và khớp xương).
  • Chỉ dùng các thuốc sát trùng khi bạn đã làm sạch các bề mặt chuồng trại, dụng cụ...
  • Vì các vi sinh vật sống và phát triển kém ở môi trường khô nên phải để kho hoàn toàn

Quy trình thực hiện vệ sinh, sát trùng chuồng trại

Vệ sinh, sát trùng chuồng trại cần phải thực hiện theo đúng quy trình và các bước sau:

Bước 1: Làm sạch phân và các chất thải hữu cơ

Trước khi rửa cần phải làm sạch các chất hữu cơ trước khi sử dụng các thuốc sát trùng. Phân, đất, rơm, máu, trấu... làm cho thuốc sát trùng mất tác dụng hoặc tác dụng kém. Do vậy trước khi rửa bằng nước cần dùng chổi, xẻng, các dụng cụ chuyên dụng làm sạch các chất hữu cơ, phân bám trên nền, tường, bề mặt dụng cụ chăn nuôi...

Bước 2: Vệ sinh sạch bằng nước

Sau đã làm sạch phân và các chất thải hữu cơ bằng xẻng, vẹt... thì ta tiến hành rửa sạch chuồng nuôi, máng ăn... bằng nước. Những vật dụng, vị trí bám bẩn chặt trên bề mặt lâu ngày cần phải ngâm nước thật kỹ cho bở (ngâm 1-2 ngày). Còn các vị trí khó rửa như góc, khe... thì phải dùng vòi xịt có áp lực lớn để đánh bật các chất bẩn bám trên bề mặt.

ve sinh chuong trai

Bước 3: Tẩy bằng xà phòng, nước vôi hoặc thuốc tẩy:

Sử dụng nước vôi 30%, xà phòng, thuốc tẩy rửa để phun, ngâm, dội rửa nền và các dụng cụ chăn nuôi sau khi đã vệ sinh bằng nước.

Bước 4: Sát trùng bằng thuốc sát trùng

Sử dụng các thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp, pha loãng theo công thức khuyến cáo của nhà sản xuất. Sử dụng nước sạch, có độ pH trung tính để pha loãng thuốc. Không sử dụng nước cứng (là nước đá vôi) để pha loãng thuốc vì nước cứng sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng thuốc. Nhiệt độ nước ở điều kiện phòng. Không nóng quá, cũng không lạnh quá.

Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc, thời gian sử dụng sau khi pha loãng. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Từng loại thuốc có tác dụng sát trùng, tiêu độc một nhóm số virut, vi khuẩn nhất định. Một số loại virut cần thuốc sát trùng riêng nên bà con lưu ý khi phòng dịch và dập dịch.

Phải sử dụng quần áo bảo hộ khi phun thuốc sát trùng. Có thể dùng máy chuyên dụng để phun hoặc nếu không có điều kiện sử dụng máy chuyên dụng có thể sử dụng các loại bình phun thuốc sâu thay thế.

Bước 5: Để khô

Sau khi khử trùng bằng thuốc, cần phải để khô dụng cụ và trang thiết bị. Với chuồng nuôi, thời gian để khô trước khi thả gia súc, gia cầm vào là 1 - 2 ngày, không được để khô dưới 12 giờ.

Trên đây là các bước thực hiện quy trình an toàn sinh học, phun thuốc sát trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Các cụ ta có câu “phòng bện hơn chữa bệnh”. Vậy phải làm tốt khâu phòng bệnh mà ở đây là tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế tối đa bệnh dịch xảy ra. Đóng góp ý kiến cho Máy âp trứng Mactech để hoàn thiện bài viết này hơn nữa. Chúc các bác chăn nuôi thành công!


Bài viết liên quan: