Những ngày gần đây nông nghiệp Việt Nam đang nóng rực về giá lợn xuống cực kỳ thấp. Người dân cho rằng Trung Quốc không nhập nữa là do "chơi đều" nông dân Việt Nam. Nhưng sự thực là do đâu? giá lợn có phải do thương lái Trung Quốc đang thao túng?
Chia sẻ của ông Ngô Trung Thành – Tổng Giám đốc Công ty ABC Global tại Tọa đàm Giải cứu ngành chăn nuôi lợn diễn ra sáng 28.4 như sau:
Ông Ngô Trung Thành chia sẻ: Giữa bão khủng hoảng về giá lợn giảm thảm thì công ty ABC Global của ông và đối tác Trung Quốc vẫn có nhu cầu xuất hàng trăm container/tháng từ các nước châu Âu và Mỹ sang Trung Quốc trong thời điểm thị trường thịt Brazil đang bị cấm.
“Tôi thường xuyên làm ăn với phía đối tác Trung Quốc, tôi có thể khẳng định không có chuyện thương lái Trung Quốc dìm giá người nông dân chúng ta đâu” – ông Ngô Trung Thành nói.
Theo ông Ngô Trung Thành, có hai yếu tố khiến giá lợn xuống thảm như hiện tại: Yếu tố đầu tiên là Trung Quốc đã vượt qua đại dịch lợn của năm 2015 và 2016 nên thị trường đã bình ổn được lợn hơi.
Yếu tố thứ hai là tại Việt Nam, hệ thống nhà máy giết mổ đảm bảo cấp đông trên âm 18 độ C rất ít. Ví dụ như một doanh nghiệp Trung Quốc qua Việt Nam tìm các nhà máy giết mổ mà nhà máy lại đạt tiêu chuẩn có mã xuất khẩu quốc tế thì doanh nghiệp Trung Quốc không biết tìm đâu.
“Nếu như tìm được thì cũng không có xưởng cấp đông nào đảm bảo được ổn định được cho họ về mặt đầu ra. Chưa có một nhà máy nào dám khẳng định cả” – ông Thành cho hay.
Ông Ngô Trung Thành
Người Trung Quốc nhiều năm nay tiêu thụ rất lớn về lợn và hiện tại họ vẫn có nhu cầu rất lớn. Qua khảo nghiệm tại Cảng Hải Phòng thì lượng hàng hiện tại vẫn tạm nhập về Việt Nam để đi Trung Quốc rất lớn.
Người Trung Quốc rất thích ăn thịt lợn nhưng do nhu cầu Việt Nam không cung cấp được tương ứng với yêu cầu của bạn: Thịt mổ xẻ ra và được làm lạnh, mua lợn sống về thì câu chuyện chi phí cho xử lý môi trường tại Trung Quốc sẽ rất lớn nên họ rất ngại.
“Thâm chí, chi phí giữ cho con lợn sống tại đất Trung Quóc cũng rất tốn kém. Người Trung Quốc không muốn mua lợn hơi vì rủi ro cao, họ muốn mua lợn làm sẵn chứ không phải họ “chơi đểu” mình” – ông Thành nói.
Để giải quyết được nút thắt này này, chúng ta phải giải quyết được câu chuyện làm sao đưa được vào nhà máy, mổ xẻ, cấp đông trên -18 độ C, các giấy tờ thủ tục, tiêu chuẩn, có kiểm dịch… đẩy đủ. Chỉ khi lợn Việt Nam xuất khẩu chính ngạch được thì mới hết rủi ro.
Bài viết liên quan:
Giá thịt lợn xuống thấp chưa từng có, bộ công thương họp khẩn