Trứng chết phôi trong quá trình ấp – Nguyên nhân và cách khắc phục


Trứng chết phôi là gì? Trứng chết phôi là trứng có sống, sống đã phát triển thành phôi nhưng phôi bị chết sau đó. Vậy nguyên nhân nào gây ra hiện tượng đó? Cách khắc phục hiện tượng đó như thế nào? Cùng đọc bài viết dưới đây để biết rõ nguyên nhân và cách khắc phục trứng chết phôi.

Hiện tượng trứng gà chết phôi trong quá trình ấp xảy ra cả khi ấp trứng bằng máy ấp trứng và cả cho gà mẹ ấp trứng tự nhiên. Nguyên nhân trứng chết phôi thì có rất nhiều nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây.

trung ga bi chet phoi

Trứng chết phôi giai đoạn từ ngày 1 đến ngày 14

Nguyên nhân làm trứng chết phôi

  • Do khẩu phần ăn của gà bố mẹ thiếu chất: Gà bố mẹ ăn thiếu chất làm cho chất lượng trứng thấp nên trứng chết phôi. Nếu gà bố mẹ thiếu vitamin đặc biệt là vitamin E và khoáng (vitamin B12).
  • Thời gian bảo quản trứng lâu: Nếu thời gian bảo quản trước khi ấp lớn hơn 10 ngày thì sẽ làm cho phôi có sức sống yếu, dễ bị chết phôi và có khi hỏng trước khi hình thành phôi.
  • Nhiệt độ ấp trứng: Thời gian đầu (từ ngày đầu đến ngày thứ 14) trứng cần nhiệt độ cao (khoảng từ 37.5 đến 38.0 độ C, ổn định để phát triển phôi). Nếu không đủ nhiệt độ hoặc nhiệt độ thất thường sẽ làm phôi dễ chết hoặc phát triển chậm lại

Xem thêm bài viết: Nhiệt độ ấp trứng gà

  • Đảo trứng không tốt: Nếu đảo trứng tối thiểu không đủ 3 lần/ngày hoặc góc đảo không chuẩn sẽ làm phôi bị sát vỏ, hệ thống mạch máu phát triển kém dẫn đến phôi không nhận đủ dinh dưỡng yếu dần và chết.
  • Trứng bị nhiễm khuẩn: Trứng không được lựa chọn cẩn thận trước khi đưa vào ấp, những quả bị dập, rạn nứt... dễ bị vi khuẩn xâm nhập làm chết phôi. Hoặc máy ấp trứng không được vệ sinh, sát trùng trước khi ấp cũng là 1 trong nhiều nguyên nhân trứng chết phôi.
  • Do gà bố mẹ: Gà bố mẹ bị tật, đang mắc bệnh hoặc thay lông, độ tuổi cũng ảnh hưởng đến chất lượng trứng.

Cách khắc trứng chết phôi giai đoạn từ 1 ngày đến 14 ngày

Chăm sóc tốt gà bố mẹ: Cung cấp khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt Vitamin E, B12. Hạn chế sử dụng trứng để ấp thời khì gà trống hoặc gà mái đang thay lông, gà mái so, gà trống non. Lựa chọn gà bố mẹ có chất lượng tốt làm giống.

Bảo quản và lựa chọn trứng đạt tiêu chuẩn mới cho vào ấp, soi trứng định kì để loại bỏ những trứng không có trống. Các bước bảo quản, lựa chọn và soi trứng được trình bày rất rõ ở bài viết sau:

Trứng gà chết phôi ở giai đoạn từ 15 ngày đến nở

Trong khoảng thời gian từ 15 ngày đến nở nếu trứng bị chết phôi thì có thể do nguyên nhân nhiệt độ ấp trứng cao hơn bình thường. Ở khoảng thời gian này quá trình trao đổi chất trong trứng diễn ra mạnh mẽ làm nhiệt độ trứng tăng. Do đó quá trình này cần nhiệt độ ấp trứng thấp hơn nhiệt độ ở giai đoạn đầu. Nếu nhiệt độ tăng cao sẽ làm chết phôi hoặc trứng sát vỏ, gà con bị dị tật, gà nở ra yếu.

Ở giai đoạn này cho gà mẹ ấp tự nhiên ở thời tiết nắng nóng rất dễ bị chết phôi vì không kiểm soát được nhiệt độ. Nếu ấp trứng bằng máy thì cần theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp.

Cách khắc phục: Nếu cho gà mẹ ấp trứng chỉ ấp vào mùa ấm áp, mát mẻ như mùa xuân, mùa thu... Nên sử dụng máy ấp trứng để kiểm soát nhiệt độ tốt hơn. Nếu sử dụng máy ấp trứng thường xuyên theo dõi nhiệt độ ấp để đảm bảo nhiệt độ ấp trứng phù hợp với từng giai đoạn. Bạn có thể xem thêm bài viết: Cách ấp trứng gà vào mùa nắng

Lưu ý: Nếu ấp đơn kỳ thì giai đoạn đầu cần nhiệt độ cao giai đoạn tiếp theo cần nhiệt độ thấp hơn. Nếu ấp đa kỳ mẻ đầu tiên ở giai đoạn đầu cần nhiệt độ cao hơn gần đến ngày trứng nở cần giảm nhiệt độ và áp dụng nhiệt độ đó cho các mẻ ấp sau.

Trên đây là nguyên nhân và cách khắc phục trứng bị chết phôi trong quá trình ấp. Chia sẻ với Mactech và mọi người về kinh nghiệm của bạn hoặc có câu hỏi nào hãy gửi bình luận cho chúng tôi ở dưới nhé.

Xem thêm

Cách bảo quản trứng

Cách ấp trứng gà bằng máy

Cách soi trứng


Bài viết liên quan: