Heo chết vứt xác la liệt, người dân phải di cư tại Bình Định


"Heo chết la liệt, xác vứt khắp nơi" là những gì đang xảy ra ở vựa heo miền trung. Sau những đợt lũ liên tiếp xảy ra vào cuối năm 2016, người chăn nuôi heo ở Bình Định huyện Hoài Ân, nơi được mệnh danh là "vựa heo của miền Trung" đã phải gánh chịu tổn thất nặng nề với gần 14.000 con heo bị cuốn trôi theo dòng lũ. Tưởng chừng như tai họa đã trôi qua nhưng bước sang đầu năm 2017, heo tiếp tục rớt giá khiến bức tranh chăn nuôi ở Hoài Ân càng u ám hơn.

Chưa dừng lại, thời gian gần đây các loại bệnh dịch sau lũ khiến heo chết hàng loạt, đẩy người chăn nuôi đến cảnh cùng cực. Những ngày gần đây, về tới Bình Định đi đến đâu gặp xác heo chết nằm la liệt đến đó. Heo chết nằm bên bờ sông, kênh rạch, có khi nằm ngay bên vệ đường, bờ ruộng, hố rác… Hỏi thăm người dân mới biết, thời gian gần đây heo ở Hoài Ân bị bệnh chết tràn lan, có hộ heo chết cả trăm con nên không thể chôn hết vì thế người dân mang heo ra người đường, bờ sống vứt. Trong địa bàn huyện Hoài Ân số lượng heo khoảng 300.000 con. Hộ nuôi ít thì vài trăm con, hộ nuôi nhiều đến cả ngàn con, chỉ những hộ neo đơn mới nuôi vài ba chục con.

heo chết ở bình định

Ghé thăm hộ chăn nuôi heo lớn nhất xã Ân Đức, chúng tôi cảm nhận được không khí “tê liệt” của gia trại này. Tiếp chúng tôi với gương mặt thất thần, anh Trần Văn Vân (53 tuổi) ở thôn Gia Trị, chủ gia trại, nói trong tiếng thở dài: “Tôi mới khởi nghiệp nuôi heo từ năm 2015, bước sang giữa năm 2016 thì gặp ngay cái họa heo tuột giá, càng nuôi càng lỗ. Như vậy cũng còn đỡ, thời gian gần đây đàn heo bỗng dưng lâm trọng bệnh, chết dần chết mòn, tính đến nay chuồng heo nhà tôi đã chết đến 230 con, trống hoác chuồng”. Heo chết bên bờ ruộng nằm trên địa bàn xã Ân Tường Tây   Theo anh Vân, heo chết đủ kiểu, rất bất thường. Mới chiều qua còn tắm rửa, ăn uống ngon lành, 1 - 2 giờ sáng hôm sau bỗng lăn đùng ra giãy đành đạch, chết. Nhiều con lơ ăn vài ba hôm rồi chết. Heo chết nhiều nhất ở cỡ 20 - 30 kg/con. Những con có trọng lượng 50 - 60 kg/con ít chết hơn. “Khi đàn heo bị bệnh, tôi mua thuốc chích liên tục nhưng vẫn không cứu vãn nổi. Tài sản của tôi hiện giờ chỉ còn vài bầy heo con cùng hơn chục con heo thịt”. Cùng tình cảnh, đàn heo trong gia trại của chị Lê Thị Kim Tuyến (48 tuổi) ở xóm Bình An, thôn Phú Ninh, xã Ân Nghĩa, cũng lần lượt ra đi. “Đàn heo bắt đầu bị bệnh chết dần từ đầu tháng Chạp năm trước. Đa số chúng bị ỉa chảy, xù lông rồi chết. Hết heo con chết đến heo mẹ chết. Tính đến nay đàn heo của tôi đã chết mất 220 con”, chị Tuyến buồn bã cho biết. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết tình trạng heo chết ở Hoài Ân diễn ra rộng khắp, người chăn nuôi đang rất hoang mang.

Vậy nhưng khi làm việc với ngành chức năng thì ông Nguyễn Thanh Vương, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Hoài Ân, khẳng định: “Trên địa bàn huyện không hề có dịch, heo chết trong dân chỉ vì những loại bệnh thông thường”. Lạ! Cứ cho là không có dịch, heo chết vì những bệnh thông thường, nhưng chết đến hàng trăm con trong 1 đàn là điều không bình thường, cần được ngành chức năng quan tâm.   Môi trường ô nhiễm do xác heo Người dân Hoài Ân đang phải sống trong tình trạng khủng hoảng về môi trường. Bởi, xác heo chết nằm la liệt khắp nơi, nhất là ở những đoạn đường trống và những cánh đồng vắng vẻ. Mùi hôi thối từ những xác heo phân hủy lan tỏa khắp nơi.

Heo chết nằm la liệt

Đi một vòng trên đường ĐT 630 từ thị trấn Tăng Bạt Hổ lên đến xã Ân Nghĩa, dọc đường, chúng tôi được dịp “hít thở” không khí sặc mùi heo chết. Mùi hôi thối bốc ra từ những xác heo chết vứt la liệt 2 bên vệ đường, bờ sông, bờ ruộng. Đúng lúc ấy, chúng tôi thấy 1 người dân chạy xe máy dọc theo con đường liên xã, nhìn thấy heo chết là ông dừng lại, gom rác phủ lên xác heo và đốt. Hỏi ra thì biết, ông tên Lê Văn Ca (52 tuổi), là Ủy viên Ban chấp hành Hội Cựu chiến binh xã Ân Tường Tây kiêm Chi ủy Chi bộ thôn Tân Thạnh.Vì quá bức xúc trước môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng do xác heo chết, ông tự nguyện đi làm sạch những nơi có thể. Ông Lê Văn Ca thường xuyên đốt xác heo chết để bào vệ môi trường   “Là người có chút trách nhiệm ở địa phương, tui rất bức xúc trước sự vô ý thức của những người dân cứ chở xác heo chết vứt bừa bãi dọc đường. Do vậy, cứ vài ba hôm tui phải đi đốt xác heo chết 1 lần, chứ để nó phân hủy bốc mùi không ai chịu nổi”, ông Ca bộc bạch.

Người đốt xác heo

Không chỉ người dân huyện Hoài Ân mới được “nếm trải” mùi heo chết, đến người dân sống dưới hạ nguồn sông Lại Giang thuộc thôn Định Bình, xã Hoài Đức (huyện Hoài Nhơn) “chịu trận” còn nặng nề hơn. Theo lời kể của anh Trần Văn Tùng ở xóm 4, thôn Định Bình, vào ngày 28 tháng Chạp năm trước, nước sông Lại Giang dâng cao, dòng nước đưa xác heo chết từ thượng nguồn trôi xuống tấp vào bờ sông thuộc địa bàn xóm 4. Mùi hôi thối nồng nặc đến bà con xóm 4 phải sơ tán con nít về hết nhà nội ngoại. Đến ngày mùng 6 tháng Giêng, xác heo chết tấp về đây nhiều hơn, đến vài trăm con. Có con được bỏ trong bao, có con trôi trần. Mùi xú uế càng nồng nặc. Những người ở lại giữ nhà suốt ngày đêm, đến cả khi ngủ cũng phải bịt khẩu trang mới thở nổi. Theo nhận định của người dân ở đây, xác heo chết là từ “thủ phủ” heo Hoài Ân trôi xuống. “Đã cẩn thận là thế nhưng sau đó người dân xóm 4 ai cũng bị viêm họng, gây sốt. Riêng ông Bình tự nhiên nổi mề đay khắp người, hiện đang còn nằm trị bệnh ở Bệnh viện Da liễu tỉnh”, anh Tùng cho hay. Heo chết bên hố chứa rác thải bao bì thuốc BVTV trên địa bàn xã Ân Tường Tây   Ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch huyện Hoài Nhơn, thừa nhận: “Kinh hoàng! Ngày mùng 6 tết, cán bộ Sở NN-PTNT cùng Sở TN-MT về chỉ đạo xử lý ô nhiễm xác heo chết tại thôn Định Bình ai nấy đều tá hỏa bởi mùi nôi thối nồng nặc. Qua kiểm tra, phải có trên 30 tấn heo chết tấp tại đây. Chúng tôi cho đào hầm dọc bờ sông, trải ni lông chống thấm, dùng ca nô đẩy xác heo chết vô xe múc đưa vào hầm chôn lấp đồng thời phun thuốc tiêu độc khử trùng. Trước bức xúc của người dân địa phương, chúng tôi cố gắng giải quyết hàng chục tấn heo chết trong vòng 1 ngày”.

Hiện nay trong nước đang xuất hiện dịch cúm gia cầm và dịch heo chết hàng loạt. Để đảm bảo vệ sinh môi trường bà con nên chôn hoặc đốt tiêu hủy gia cầm vật nuôi chết. Báo cho cơ quan thú y tại địa phương để ngăn chặn dịch bệnh sớm nhất. Ngoài ra bà con nên thực hiện các biện pháp tiêu độc khử trùng quanh những vật nuôi chết để đảm bảo môi trường sống được trong lành.

Bài viết liên quan

Dịch cúm gia cầm tại Quảng Ngãi

Trung Quốc đóng cửa chợ gia cầm do dịch cúm

May ap trung mactech


Bài viết liên quan: