Kinh nghiệm ấp trứng gà bằng máy, một vài nguyên lý cơ bản nên biết


Nói đến ấp trứng thì mỗi người lại có những kinh nghiệm ấp trứng khác nhau không ai giống ai. Kể cả khi ấp trứng bằng máy ấp trứng thì người chăn nuôi cũng có những "mánh" riêng để hiệu quả ấp cao hơn. Chính vì thế mà kinh nghiệm ấp trứng gà không bao giờ là thừa. Trong bài viết này, Mactech sẽ tổng hợp một số kinh nghiệm ấp trứng gà bằng máy kèm theo những nguyên lý cơ bản để các bạn tham khảo giúp nâng cao hiệu quả khi ấp.

kinh nghiệm ấp trứng gà

Kinh nghiệm ấp trứng gà bằng máy

Kinh nghiệm ấp trứng gà bằng máy

  • Khi ấp trứng gà gặp vấn đề như trứng không nở, nở kém, gà nở ra yếu ... thì ngoài việc nghi ngờ chất lượng máy bạn cũng cần xem lại chất lượng của trứng.
  • Các máy ấp trứng đều đã được nhà sản xuất thử nghiệm ấp để đạt được tỉ lệ nở cao. Muốn đạt được tỉ lệ nở cao như nhà sản xuất quảng cáo, bạn hãy làm theo hướng dẫn từ nhà sản xuất.
  • Khi trời quá nóng, nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ trong máy ấp thì nên để máy nơi mát mẻ, có thể cho thêm một cục đá to vào bên trong buồng ấp để nhiệt độ trong buồng ấp ổn định hơn.
  • Khi trời quá lạnh, nên đặt máy ở nơi ấm áp, kín gió và che chắn máy cẩn thận để nhiệt độ trong máy được ổn định.
  • Độ ẩm khi ấp trứng gà nên giữ ở mức 50 - 65%. Nếu bạn thấy độ ẩm cao đến 70 hay 80% thì thường là do độ ẩm của không khí ngày hôm đó cao dẫn đến việc độ ẩm trong buồng ấp cũng cao. Điều này hoàn toàn bình thường.
  • Nhiệt độ ấp trứng gà ta thông thường là 37,5 độ C. Nếu trứng nhỏ hơn bình thường như trứng gà tre thì bạn chỉ nên cân nhắc đặt nhiệt độ ở mức 37,4 độ C khi ấp. Ngoài ra, tùy vào độ dày mỏng của vỏ trứng nên nhiệt độ ấp đôi khi cũng cần điều chỉnh tăng giảm một chút để trứng nở đúng ngày. Kinh nghiệm ấp trứng gà này các bạn nên nhớ và áp dụng linh hoạt. Kinh nghiệm này giải thích tại sao cùng một máy ấp nhưng có người ấp nở tốt có người ấp lại nở kém.
  • Trường hợp trứng nở sớm là do thừa nhiệt nên phôi phát triển quá nhanh. Nếu thấy trứng có dấu hiệu nở sớm, hãy giảm bớt nhiệt độ ấp khoảng 0,1 độ C để trứng nở chuẩn ngày hơn.
  • Trường hợp trứng nở muộn thường do thiếu nhiệt nên phôi phát triển chậm. Nếu sau ngày 20 mà trứng chưa nở thì nên tăng thêm 0,1 độ C để trứng nở chuẩn ngày hơn.
  • Trứng nở bị sát vỏ, trướng hợp này rất nhiều người mắc phải và cũng có nhiều kinh nghiệm xử lý khác nhau. Thường trứng nở đúng ngày 20 thì cực kỳ ít khi bị sát vỏ. Trứng nở sớm hoặc nở muộn thường sẽ có tỉ lệ bị sát vỏ. Nguyên nhân trứng sát vỏ do độ ẩm kém hoặc cũng có thể do thiếu nhiệt. Nếu trứng nở sớm bị sát vỏ thường do độ ẩm kém, còn trứng nở muộn bị sát vỏ thường do thiếu nhiệt. Xử lý bằng cách tăng độ ẩm hoặc tăng nhiệt theo từng trường hợp.
  • Trứng khẻ mỏ nhưng bị chết bên trong: trường hợp này có nhiều nguyên nhân và vẫn cần căn cứ vào ngày nở của trứng để doán nguyên nhân. Nếu trứng khẻ mỏ đúng ngày 20 mà bị chết bên trong thì thường do phôi yếu. Nếu trứng khẻ mỏ trước ngày 19 bị chết bên trong kèm theo sùi nước vàng thường do thừa nhiệt, cách khắc phục là giảm bớt nhiệt độ ấp. Nếu trứng khẻ mỏ sau ngày 21 bị chết bên trong là do thiếu nhiệt gà không phát triển đầy đủ, yếu nên không đạp được vỏ ra. Ngoài ra, sát vỏ cũng là một nguyên nhân khiến gà bị chết khi đã khẻ mỏ. 

Với 10 Kinh nghiệm ấp trứng gà bằng máy vừa kể trên, chỉ cần bạn nắm vững được và hiểu thì sẽ ấp được những mẻ trứng với tỉ lệ nở rất cao. Tất nhiên, ngoài kinh nghiệm ấp trứng gà bằng máy bạn cũng cần chọn được dòng máy ấp chất lượng thì mới đảm bảo được tỉ lệ nở trong quá trình ấp. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến ấp trứng, hãy gọi cho Mactech để được tư vấn cụ thể hơn.

Xem thêm bài viết liên quan đến ấp trứng gà:

 


Bài viết liên quan: