Nuôi ngan Pháp kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao


Ngan pháp là giống thủy cầm được nhập vào nước ta khoảng nhửng năm 1990-1992, mới đầu được nuôi nhiều ở các tỉnh phía bắc, sau lan dần vào nam. Dân nam bộ thường gọi giống này là vịt xiêm lai. Mactech xin cung cấp 1 số thông tin cung cho bạn đọc tham khảo về ngan pháp.

Qua trực tiếp chăn nuôi chúng tôi nhận thấy giống ngan pháp có rất nhiều ưu điểm trong chăn nuôi kết hợp, đây là giống thủy cầm cho chất lượng thịt và trứng rất cao. Thời gian chăn nuôi thấp chỉ tử 2,5-3,5 tháng là xuất chuồng. Đây là vật nuôi rất dể tận dụng thức ăn phế phụ phẩm nông nghiệp như trùng huế, bã đậu, ngô, cám, rau chuối, ốc bươu vàng...

Là giống thủy cầm nhưng nhu cầu nước không cao lắm, chủ yếu là rỉa lông và tắm là chính. Đặc biệt khi nuôi ngan đẻ cần có nước thì tỷ lệ thụ tinh sẽ cao hơn.nuôi ngan thịt có thể nuôi hoàn toàn trên cạn như tận dụng chuồng heo, bãi đất trống...

Xem thêm: Các loại bệnh trên gia cầm

Nguồn phân từ ngan pháp tận dụng nuôi cá rất tốt hoặc dùng làm khí biogas. Thời gian gần đây các tỉnh phía nam đã biết sử dụng loại thịt này nên nhu cầu tăng cao đầu ra sản phẩm ổn định hơn.

Tất nhiều nông hộ đã áp dụng thành công mô hình nuôi ngan pháp kết hợp VAC, nuôi ngan sản xuất con giống, đặt biệt do sản lượng trứng cao nên mô hình nuôi và sản xuất con giống theo hướng nông hộ rất thành công. So với gà ta thì 1 hộ nông dân chỉ cần 20 ngan bố mẹ mổi tháng có thể sản xuất 200-400 ngan con phục vụ chăn nuôi gia đình hay bán giống. Đây là 1 số hình ảnh nuôi ngan pháp.

200 con ngan giống .kết hợp ao cá .mổi ngày thu 150-180 quả trứng giống.

Trứng được ấp nở trong những máy ấp trứng tự động. 1 tuần sản xuất 800-1.000 con ngan giống cung cấp cho thị trường.
Song song với gà thì ngan pháp là vật nuôi kết hợp cho nông hộ rất thích hợp. Cái khó của bà con mình là kỹ thuật ấp nở loại trứng này rất khó, một số nông hộ đã bỏ cuộc vì ấp không thành công.

Để đạt hiệu quả cao bà con đã dùng máy ấp trứng, sử dụng đơn giản mà hiệu quả cao. Hiện nay rất nhiều anh em ở Bình Phước áp dụng cho chăn nuôi nông hộ.


Bài viết liên quan: