Bệnh cúm trên gia cầm


Nguyên nhân gây bệnh

Mầm bệnh cúm gia cầm là do một loại virus có tên Avian influenza virus, thuộc họ Orthomyxoviridae, influenza virus type A thuộc nhóm ARN, có vỏ bọc bằng lipid.

Triệu chứng của bệnh cúm gà

Triệu chứng của bệnh cúm gia cầm

Triệu chứng của bệnh

Thời gian nung bệnh thường biến đổi tùy theo liều và độc lực virus, đường xâm nhập, loài gia cầm mắc phải và môi trường nuôi dưỡng. 
Có 3 thể lâm sàng phổ biến: 

Cúm có tính sinh bệnh cao

Tử số cao có thể 100%. Với những triệu chứng: suy hô hấp, mắt sưng phù, chảy nhiều nước mắt, viêm xoang mũi, thủy thủng ở đầu. Mồng, mào, tích tím bầm. Tiêu chảy phân xanh. Sau 3 ngày mắc bệnh, một số con còn sống sẽ có các biểu hiện: vẹo cổ, liệt chân, xệ cánh hoặc đi xoay vòng. Trên những loài gia cầm non cái chết xẩy ra thình lình mà không có triệu chứng gì trước đó. 

Cúm có tính sinh bệnh ôn hòa

Bệnh số cao, tử số có thể 50-70%.

Xáo trộn hô hấp, viêm túi khí, giảm đẻ nghiêm trọng hay ngừng đẻ, suy nhược. 

Cúm có tính sinh bệnh thấp

Sự cảm nhiễm thầm lặng, xáo trộn hô hấp nhẹ, giảm đẻ. 

Xù lông, giảm ăn, giảm uống.

Máy ấp trứng, gia may ap trung Mactech, may ap trung mini gia dinh

Bệnh tích

Tím bầm và thủy thủng ở đầu. 

Có bọng nước và lở loét ở mào gà. 

Phù thủng quanh hốc mắt. Thủy thủng bàn chân gà. 

Mào, tích bị tụ máu có màu xanh tím. 

Máu xuất hiện quanh lổ huyệt. 

Dạ dày cơ, dạ dày tuyến, cơ tim, cơ ngực, túi Fabricius, ruột non xuất huyết. 

Túi khí, xoang phúc mạc, ống dẫn trứng chứa nhiều dịch xuất có sợi huyết. Trên vịt và gà tây thường thấy viêm xoang mũi. 

Phổi xung huyết, một vài nơi có xuất huyết. 

Da, mào, gan, thận, lách, phổi có những ổ hoại tử nhỏ

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CÚM GIA CẦM

Ở các vùng, trại có dịch: 

Tiêu diệt toàn bộ gia cầm, thủy cầm bằng cách giết chết sau đó chôn hoặc đốt. Dọn sạch phân, chất độn chuồng. 

Không giết gia cầm cũng như sử dụng sản phẩm gia cầm mắc bệnh. 

Khi tham gia chống dịch nên trang bị đầy đủ các dụng cụ như mũ, áo, quần, ủng, kính che mắt, găng tay, khẩu trang… 

Không tự ý nuôi gia cầm, thủy cầm trở lại khi chưa có sự cho phép của các cơ quan chức năng. 

Sát trùng nơi chôn gia cầm, dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại, phương tiện vận chuyển, quần áo lao động bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB

Ở vùng, trại chưa có dịch:

Tiêm vaccin phòng bệnh cúm gia cầm. 

Không tiếp xúc hoặc mua giống cũng như các sản phẩm của gia cầm, thủy cầm từ các vùng có dịch. 

Hạn chế sự thăm viếng của khách vào trại. 

Hạn chế chim hoang xâm nhập vào trại bằng cách dùng lưới vây xung quanh chuồng trại. 

Thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại (3 ngày/1 lần), dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển bằng 1 trong 2 chế phẩm PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB

Tăng cường sức đề kháng bằng các vitamin nhất là vitamin C và các chất điện giải có tron VITAMIN C-SOL: 1g/2 lít nước uống hoặc ELECTROLYTE-C: 1g/1 lít nước uống.

Bài viết liên quan

Phòng chống bệnh giun sán ở gia cầm

Bệnh nấm phổi nguy hiểm như nào?


Bài viết liên quan: