Bệnh thiếu vitamin E ở gia cầm


Vitamin E là một trong những chất nằm trong nhóm vitamin và cũng tuân theo chức năng của nhóm vitamin là tham gia vào các phản ứng của cơ thể với vai trò xúc tác, giúp cơ thể chuyển hóa (trong những trường hợp cụ thể, nếu thiếu có thể gây ra những bất thường cho cơ thể). Tuy vitamin E không phải là một chất tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa của cơ thể nhưng lại có tính chất góp phần rất quan trọng trong quá trình này, giúp cho cơ thể khỏe mạnh.

Nguyên nhân thiếu Vitamin E ở gia cầm

Bệnh thiếu vitamin E thường hay gặp trong chăn nuôi gà công nghiệp với biểu hiện đặc trưng về thần kinh là ngoẹo đầu, ngoẹo cổ ra sau hoặc xuống bụng, đi vòng quanh, co giật, phù đầu, phù cổ, giảm đẻ và chết phôi.

  • Nguyên nhân do trong khẩu phần ăn bị thiếu vitamin E
  • Do tỷ lệ phối hợp các chất trong khẩu phần mất cân đối (bắp quá nhiều) hoặc do pha trộn không đều lượng premix có chứa vitamin E trong khẩu phần ăn;
  • Do thức ăn có chứa dầu mỡ (axit béo) bị ôi thiu hay bị oxy hóa mất tác dụng;
  • Do thiếu selen và các axit amin có chứa l¬u huỳnh như¬ metionin và xystin trong thức ăn;
  • Dùng axit propionic bảo quản hạt ngũ cốc trong thức ăn cũng làm giảm vitamin E chứa trong hạt.

Triệu chứng

Ở gia cầm đẻ:

Trứng đẻ giảm.

Trứng đem ấp phôi thường chết vào ngày thứ 4;

Ở con trống

Dịch hoàn bị thoái hóa.

Ở gia cầm non và gà giò:

  • Rối loạn vận động, đi giật lùi hay đầu chúi xuống đất, co giật nhanh, ngón chân co quắp. Thường biểu hiện ở gà 2-4 tuần tuổi.
  • Đầu ngoẹo ra sau hoặc xuống bụng;
  • Gà còi cọc, ngừng phát triển, thiếu máu;
  • Một số trường hợp sưng phù đầu, cổ và ngực.

Gà thiếu vitamin E có dấu hiệu còi cọc, đầu cắm xuống đất, đi giật lùi hoặc xiêu vẹo

Gà thiếu vitamin E có dấu hiệu còi cọc, đầu cắm xuống đất, đi giật lùi hoặc xiêu vẹo

Xem thêm

Chẩn đoán.

  • Căn cứ vào triệu chứng bệnh tích như trên.
  • Kiểm tra tổ chức học bệnh lý ở cơ.
  • Dùng vitamin E tiêm hoặc uống để chẩn đoán.
  • Kiểm tra hàm lượng vitamin E trong thức ăn.
  • Dùng thức ăn nghi bị thiếu vitamin E cho gà 1 ngày tuổi ăn liên tục để theo dõi triệu chứng và bệnh tích.

Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh có triệu chứng và bệnh tích khác

Bệnh Coryza và cúm: cũng sưng phù đầu, phù cổ, nhưng chảy nước mũi nhiều và thiếu vitamin E không chảy nước mũi.

Bệnh Newcastle: cũng có triệu chứng thần kinh đi xiêu vẹo và não xuất huyết, nhưng khác ở bệnh thiếu vitamin E không có xuất huyết ở ruột và tiền mề.

Bệnh thiếu vitamin B2: Cũng có triệu chứng thần kinh co quắp chân và giảm đẻ, nhưng không có bệnh tích ở não mà chỉ có ở dây thần kinh hông và cánh.

Phòng và trị bệnh.

Phòng bệnh:

Bổ sung vitamin E vào thức ăn hàng ngày theo định lượng:

Gà con từ 30-60 UI (9-12mg)/kg thức ăn;

Gà giò và hậu bị: 25-50 UI (7-8mg)/kg thức ăn.

Gà đẻ: 50-100 UI (15-17mg)/kg thức ăn.

Những premix có chứa vitamin E đã được giới thiệu trong mục phòng trị bệnh thiếu vitamin A. Dùng theo tỷ lệ trộn thức ăn hay pha nước uống như bệnh thiếu vitamin A để phòng bệnh thiếu vitamin E.

Tránh bổ sung vào thức ăn những chất béo bị ôi thiu. Có thể dùng giá đỗ hoặc lúa nảy mầm cho ăn.

Bổ sung những chất chống oxy hóa vào thức ăn và bổ sung chất selen vào thức ăn.

Trị bệnh:

Tăng liều các premix phòng bệnh gấp 2-3 lần, liên tục 3-5 ngày.

Hoặc dùng vitamin E hoặc ADE, loại hòa tan trong nước pha cho uống hoặc tiêm.

Liều uống 10mg/kg thể trọng/ngày, liên tục 3-5 ngày.

Liều tiêm 5mg/kg thể trọng/ngày. 1 tuần tiêm 1 lần. Liên tục 3-4 tuần (vitamin loại ADE 500. Tiêm 1cc/10 gà đẻ).

Bài viết liên quan:

Chữa bệnh thiếu vitamin K ở gà

Bệnh thiếu mangan ở gia cầm

Phòng chống bệnh  ở gia cầm


Bài viết liên quan: