Cách trị bệnh trâu bò khi bị ngộ độc sắn - khoai mì


Sắn (phương ngữ miền Bắc) hay khoai mì (phương ngữ miền Nam, sắn ở miền Nam lại là củ đậu). Trâu bò ăn nhiều lá, củ sắn sẽ bị ngộ độc. Triệu chứng chính là sau khi ăn sắn hoặc bột sắn tươi một thời gian ngắn, bệnh súc trướng bụng, bồn chồn; sau đó nằm nghiêng bên phải, bụng căng tròn, bốn chân duỗi thẳng, khó thở.

Sắn (phương ngữ miền Bắc) hay khoai mì (phương ngữ miền Nam, sắn ở miền Nam lại là củ đậu)

Trong lá và củ sắn ngoài các chất dinh dưỡng cũng chứa một lượng độc tố (HCN) đáng kể. Các giống sắn ngọt có 80–110 mg HCN/kg lá tươi và 20–30 mg/kg củ tươi. Các giống sắn đắng chứa 160–240 mg HCN/kg lá tươi và 60–150 mg/kg củ tươi. Liều gây độc cho một người lớn là 20 mg HCN, liều gây chết người là 50 mg HCN cho mỗi 50 kg thể trọng. Tuỳ theo giống, vỏ củ, lõi củ, thịt củ, điều kiện đất đai, chế độ canh tác, thời gian thu hoạch mà hàm lượng HCN có khác nhau. Tuy nhiên, ngâm, luộc, phơi - sấy khô, ủ chua là những phương thức cho phép loại bỏ phần lớn độc tố HCN.

Điều trị cho trâu bò bị ngộ độc sắn

Nếu phát hiện sớm và kịp thời chữa trị thì hoàn toàn có  thể cứu được bệnh súc. Các bước làm như sau:

1. Nhanh chóng trung hoà chất độc của sắn (HCN).

  • Tiêm ven 50ml xanhmêthylen;
  • Cho uống 250ml xanhmêthylen.

2. Bằng một trong các cách sau để xã hơi dạ cỏ:

Dùng troca chọc thẳng vào dạ cỏ. Trước hết sát trùng vùng da chọc troca, sau đó một tay đẩy lệch da hông đói, tay còn lại chọc troca thảng vào hông đói. Sau đó rút lõi troca ra, dùng đầu ngón tay cái bịt đầu troca rồi thả từ từ cho hơi ra. Không được cho hơi dạ cỏ ra tự do, nếu không giảm áp suất ổ bụng đột ngột dẫn đến truỵ tim mạch gây chết bệnh súc.

Kích thích bệnh súc ợ hơi để giải phóng hơi qua đường miệng.

  • Dùng tay kéo lưỡi nhịp nhàng;
  • Thổi hoặc xát bột bồ kết vào cuống lưỡi để kích thích ợ hơi; hoặc thổi than bột quả bồ kết vào mũi con vật gây hắt hơi;
  • Dùng que quấn giẻ mềm hoặc dùng nõn chuối chấm muối đánh vào cuống lưỡi để kích thích bệnh súc ợ hơi và gây nôn;
  • Giải phóng hơi bằng cách cho ống thông qua miệng thẳng vào dạ cỏ kết hợp xoa bóp ngoài dạ cỏ.

Các biện pháp khác:

  • Giải phóng phân từ trực tràng, càng nhiều càng tốt;
  • Dắt bệnh súc lên dốc, nếu bệnh súc còn đi lại được;
  • Xoa bóp mạnh vùng dạ cỏ bằng cách dùng tay đẩy nhiều lần vào hông đói;
  • Chườm nước lạnh vào vùng bụng;

Phương pháp dân gian là bơm nước lá trầu không hoặc nước quả bồ kết thẳng vào trong trực tràng, một lúc sau trâu bò bệnh đi tháo phân sẽ đỡ chướng hơi.

3. Rữa ruột bằng một trong các cách sau:

  • Tiêm ven 50ml Calci-Mg-B6;
  • Cho uống 200ml Calci-Mg-B6 ;
  • hoặc cho uống 30 – 100g Pharmalox/lần, 2 – 3 lần/ngày.

4. Tiêm các thuốc bổ trợ khác.

  • Tiêm ven 500ml đường Glucosa 5%.
  • Tiêm ven Pharcalci B12 với liều 30 – 50ml/con/ngày.

Chú ý: áp dụng các cách trên để điều trị bệnh trướng bụng trâu bò do ăn nhiều tinh bột (cám, ngô, cháo, cơm…) gây nghẽn dạ lá sách, cũng cho kết quả tốt. Trong trường hợp này không cần dùng xanhmêthylen.

Không cho trâu, bò đói ăn quá nhiều lá, củ hoặc bột sắn tươi.

Bài viết liên quan:

Tin nông nghiệp

Chăn nuôi gà


Bài viết liên quan: