Tre le là một loại tre không có gai, thân dẻo. Le mọc thành từng bụi, mọc ven sông,ven suối, có khi mọc thành từng láng rộng. Măng le được lấy từ phần thân, ngọn của cây măng, cắt lát sấy khô. Măng le thuộc loại ngon nhất trong các loại măng. Măng le, đặc ruột, vị ngọt, bùi, không đắng, cũng không chát. Mactech sẽ hướng dẫn bạn đọc cách thu hoạch, sơ chế và sấy khô măng
- Sấy tinh bột nghệ
- Phương pháp sấy nấm
- Mỗi tháng thu hơn 10 triệu nhờ trồng “rừng” tre dại bán măng
- Trồng măng tây xanh cho thu hoạch gấp 10 lần trồng ngô
Thu hoạch và bóc vỏ măng
Mùa mưa Tây nguyên, từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm, sau những cơn mưa đầu mùa, măng bắt đầu nhú lên khỏi mặt đất và được người dân địa phương lên núi bẻ về để ăn và bán lại cho một số người thu mua số lượng lớn măng le tươi để làm măng le sấy khô.
Măng đã bóc vỏ và phân loại
Măng sau khi hái về được bóc hết lớp vỏ cứng, cắt bỏ phần măng già, sau đó phân loại măng (măng lát hay măng xé)... Sau đó bỏ vào nồi luộc và sau khi măng được luộc chín được vớt ra khỏi nồi để cho nguội.
Luộc măng
Khi măng đã nguội, người làm sẽ tiến hành chẻ hoặc khứa măng (tùy từng loại măng như đã nói ở trên), sau đó xếp lên vỉ, mành để đưa vào lò sấy (một lò thường có từ 5-7 mành), cứ mỗi một giờ đồng hồ phải tiến hành đảo vỉ, mành từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên (tùy thuộc độ khô ráo của từng vỉ, mành măng), khi măng đã khô độ 30 đến 40% nước thì đem ra ngoài đảo măng (lật lại từng miếng măng), khi măng đã khô đến độ 80% thì đem bỏ ra nền đất sạch cho nguội, (còn gọi là hạ thổ). Thường công đoạn này phải mất từ 1,5 đến 2 ngày.
Luộc măng
Vì là mùa mưa nên sẽ không có nắng để phơi khô nên bà con sử dụng phương pháp sấy khô bằng lò hoặc tiên tiến sấy hiện đại hơn là bằng máy sấy.
Sấy bằng lò sấy thủ công
Lò sấy măng được xây bằng gạch hoặc đắp bằng đất có độ dày từ 15 - 20cm, đất dùng để đắp lò măng cũng phải được chọn lựa, thường thì sau 1 hoặc 2 mẻ măng sấy xong, lò sẽ được phủ lại 1 lớp đất mỏng nữa để không bị nứt lò măng. Dù là lò được xây bằng gạch hay đắp bằng đất thì việc giữ độ nóng và nhiệt độ của lò măng trong quá trình sấy và thông khói được đặc biệt chú trọng. Mỗi mẻ măng khi được sấy xong, măng sấy sẽ không có mùi khói, màu vàng, thơm mùi đặc trưng của măng le sấy. Khi sấy xong thường người ta vẫn phơi lại 1 nắng để giữ màu cho măng.
Sấy bằng máy sấy công nghệ cao
Cách tiên tiến là áp dụng công nghệ sấy nông sản để sấy măng, tức là dùng lò sấy công nghiệp sấy nóng măng bằng nhiệt. Cách này tốn chi phí đầu tư trang thiết bị và nguồn nhiên liệu. Mặt tối ưu của phương pháp sấy này là vẫn giữ nguyên hương thơm đặc trưng của măng, cho màu vàng tươi, và bảo quản được rất lâu vì đốt cháy hoàn toàn phần nước có trong măng.
Măng khô thành phẩm
Măng sau khi đã nguội, tiếp tục được xếp lại lên vỉ, mành và cho vào lò sấy lại cho thật khô, sau khi măng đã hoàn toàn khô được đem ra hạ thổ lần thứ 2, khi măng nguội thì đem ra hong nắng từ 2 đế 4 tiếng, sau đó để nguội rồi đóng vào bao ni lông sấy.
Sản phẩm măng le được sấy khô, đặc trưng màu vàng tươi của măng, không phẩm màu, hóa chất. Nếu bạn đang muốn tham khảo các loại máy sấy măng khô, hãy liên hệ ngay với Mactech Việt Nam để được tư vấn chọn mua.