Tác dụng của hoa Atiso sấy khô, phân biệt Atiso xanh Đà Lạt và Atiso đỏ


Hoa Atiso Sấy khô là sản phẩm truyền thống nhất về Atiso của Đà Lạt, từ trăm năm nay, Atiso rất tốt cho sức khoẻ, khi chế biến thành thức uống hay thức ăn đều cực kì tuyệt vời. Tuy nhiên Atiso lại chỉ ra hoa mỗi năm 1 lần vào mùa thu, để dự trữ được hoa atiso lâu hơn, người ta mới phải làm khô hoa atiso. Atiso khô được dùng làm nước uống giải nhiệt lanh lọc. Nước Atiso khô là món trà ẩm thực độc đáo mà thực tế là được học hỏi từ các nước phương tây lạnh giá như Nga, Hàn Quốc... 

Sau này, nhờ công nghệ phát triển, cao atiso mới ra đời, và các loại trà atiso túi lọc khác cũng phát triển nhờ công nghệ phơi sấy đóng gói.

Hoa Atiso xanh

Hoa Atiso xanh có công dụng gì? 

Bảo vệ gan và thải độc gan: Chức năng chính

Lợi tiểu: Đối với những người gặp vấn đề về đường tiết niệu hoặc thận, atiso giúp điều hoà lượng nước trong cơ thể và lợi tiểu. Phù hợp với những người đái tháo đường.

Hỗ trợ thận mật, tạo mật: Mật có chức năng phân huỷ các chất béo trong cơ thể và hỗ trợ tiêu hoá thức ăn. Gan thận mật có liên quan mật thiết với nhau trong quá trình tiêu hoá.

Hỗ trợ tiêu hoá: Các hoạt chất trong atiso còn giúp cơ thể hỗ trợ tiêu hoá thức ăn và tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

Giúp ăn ngon, ngủ ngon: Atiso có tính an thần, giúp ngủ ngon và điều hoà tiêu hoá nên giúp cảm giác ăn uống ngon miệng

Chống Oxy hoá: Qua nhiều công trình nghiên cứu chứng minh atiso có công dụng chống oxy hoá, giúp chống lão hoá cho cơ thể.

Ngăn phù thủng: Phù thũng phát sinh do rò rỉ dịch (mao mạch), khi cơ quan cơ thể bị rò rỉ mao mạch, thận bắt đầu giữ lại nhiều Natri và nước hơn bình thường để đèn bù cho các chất lỏng bị mất từ các mạch máu. Điều này làm tăng lượng nước lưu thông trong cơ thể, gây ra các mao mạch bị rò rỉ nhiều hơn nữa. Các dịch từ rò rỉ mao mạch vào các mô xung quanh, gây ra các mô bị sưng lên. Atisô có khả năng chống oxi hóa cơ thể nên nó sẽ ngăn được phù thũng của cơ thể. 

Làm đẹp da, trị mụn, thải độc cơ thể: Hoa atiso có chứa chất cynarine giúp thải độc gan và làm đẹp da. Khi cơ thể được thaier độc tốt, mụn trong cơ thể dần được đẩy ra ngoài và giúp da trở nên sáng đẹp hơn.

Hoa atiso dùng như nào?

Atiso khô thường được dùng để nấu nước uống, hoa atiso cho vào ấm hãm như hãm chè hoặc cho trực tiếp vào ấm đun sôi rồi lấy nước uống. Bã vứt đi. Hoa atiso mát gan, thanh nhiệt cơ thể, trà atiso uống vào những ngày hè thì thật là tuyệt vời.

Sấy khô hoa atiso

Hoa atiso khô chế biến rất đơn giản. Sau khi thu hái về rửa sạch, thái nhỏ, loại bỏ phần nhụy do không dùng được bỏ vào chảo rang hoặc phơi nắng cho đến khi khô thì bỏ vào túi bảo quản. Nếu làm nhiều có thể cho hoa vào tủ sấy hoa quả sấy với nhiệt độ 60-65 độ C. Thời gian 4-5 tiếng cho hoa khô đều thì để ra ngoài cho nguội sau đó đóng bao hút chân không bảo quản nơi khô giáo.

Hoa Atiso đỏ

Hiện nay trên thị trường có hai loại hoa atiso, một loại xanh và một loại đỏ nhưng thực ra  hoa xanh mới là hoa atiso còn hoa đỏ là hoa của cây bụp giấm (còn gọi là bụt giấm, có nơi gọi là vô thường), tên khoa học là Hibiscus sabdariffa, họ bông, có nguồn gốc ở Tây Phi và được người dân bản xứ trồng nhiều để lấy lá và đài hoa làm rau chua. Cây này không có họ hàng gì với bông Atisô Đà Lạt (họ cúc) nên người dân cần biết và tránh nhầm lẫn.

Nhưng hiện nay do xuất hiện nhiều với tên gọi là hoa atiso nên nhiều người đã quen với cái tên atiso đỏ nên gọi luôn là hoa atiso đỏ.

Ở nhiều nước họ chế biến bụp giấm ở dạng trà cho dễ uống với các tên gọi như rosella, jamaica, karkady, bissap. Trà bụp giấm có hương vị chua chua giống quả nam việt quất và thường được pha thêm ít đường để dễ hấp thu, giải nhiệt và kích thích tiêu hóa. Hoa bụp giấm chứa nhiều vitamin C, A, khoáng chất, polysaccharide, acid citric, acid malic, acid tartric, acid hibiscus... và nhóm flavonoid. Đặc biệt là chất cyanidin, delphinidin, mang lại màu đỏ đặc trưng của hoa. Riêng chất dầu ép từ hạt bụp giấm có tác dụng chống nấm và bệnh ngoài da. Dầu chứa nhiều vitamin E và các chất béo không no, có tác dụng tốt đối với người cao tuổi và người kiêng ăn.

hoa atiso đỏ

Hoa "atiso đỏ"

Tại Ấn Độ, châu Phi và Mexico, nước ép từ lá hoặc đài hoa được coi là thuốc lợi tiểu, lợi mật, hạ nhiệt và hạ huyết áp, giúp giảm độ nhớt của máu và kích thích nhu động ruột. Vào thế kỷ 20, các nhà dược lý học ở Senegal chứng minh hoa bụp giấm có tác dụng giảm huyết áp và điều hòa cholesterol trong máu rất tốt. Một thí nghiệm nữa cũng chứng minh dịch chiết nước hoa bụp giấm còn giúp làm giảm độ hấp thu của rượu vào máu. Vì vậy đàn ông ở xứ Guatemala thường uống trà rosella để giải rượu khi “quá chén”. Trà rosella thêm ít muối, tiêu, a ngùy và mật mía là một phương thuốc để chữa bệnh vàng da ứ mật. Các nhà nghiên cứu Malaysia còn chứng minh nước ép từ lá đài tươi của bụp giấm có tác dụng bổ dưỡng và phòng ngừa một số bệnh ung thư. Ở Thái Lan, lá đài bụp giấm phơi khô sắc uống là bài thuốc lợi tiểu mạnh và chữa sỏi thận.

Theo y học cổ truyền, nhai lá hoặc đài hoa bụp giấm có tác dụng chữa viêm họng, ho. Vị chua hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, liễm phế, chỉ khái, dùng chữa ho, các bệnh gan mật, cao huyết áp, phòng bệnh tim và chống xơ cứng động mạch, bị chảy máu chân răng. Liều dùng 10-15 g mỗi ngày sắc nước uống. Bụp giấm còn có tác dụng ức chế men amylase, uống một chén trà bụp giấm sau bữa ăn sẽ làm giảm sự hấp thu đường và tinh bột nhờ đó góp phần giảm cân.

Nhờ hàm lượng vitamin C cao và sự hiệp đồng của các acid hữu cơ nên bụp giấm có tác dụng kháng khuẩn và giúp cơ thể tăng sức đề kháng và hoạt động hệ miễn dịch, ít bị nhiễm các bệnh cảm cúm. Dân gian còn dùng làm rau ăn, nấu canh chua, làm mứt, nước giải khát, xirô, rượu để ngừa táo bón và trĩ.

Xem thêm

Ba kích sấy khô, phân biệt ba kích tím và ba kích trắng.

Quy trình sấy khô hoa quả

Các loại máy sấy:

http://mactech.com.vn/may-say-dan-dung/

http://mactech.com.vn/may-say-lanh/

http://mactech.com.vn/may-say-cong-nghiep/


Bài viết liên quan: