Phân biệt ba kích trắng và ba kích tím, phương pháp sấy khô ba kích


Bạn đang muốn tìm hiểu về củ ba kích, bạn đang muốn hiểu hơn về loại dược liệu này. Nếu vậy, bạn hãy tham khảo ngay các thông tin sau đây để biết củ ba kích là củ gì và biết cách phân biệt ba kích trắng và ba kích tím. Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ có ích đối với bạn.

củ ba kích

Một số điều cần biết về ba kích

Trước khi đi vào cách phân biệt ba kích trắng và ba kích tím, chúng ta cùng tìm hiểu về củ ba kích. Củ ba kích hay còn gọi là cây ruột gà (củ ba kích giống như ruột gà) có tác dụng đặc biệt tốt cho sinh lý (cả nam và nữ) nên ba kích được ví như một loại sâm mặc dù không có cùng họ với Nhân sâm. Ngoài tác dụng tốt cho sức khỏe, rượu ngâm từ ba kích còn có mùi vị đặc biệt thơm ngon nên đã chiếm chọn được niềm tin của các đấng mày râu. Ai đã dùng rượu ba kích một lần thì khó lòng quên được, rượu ba kích có màu tím đen, khi uống mùi rất thơm, vị ngon dễ uống. Đặc biệt khi dùng rượu ba kích thì chuyện ấy của quý ông rất khỏe và khi yêu sẽ thăng hoa tuyệt đỉnh. Rượu ba kích còn được mọi người ví von như một vị thuốc giúp: Một người khỏe hai người vui.

Do tác dụng quý hiếm của ba kích, nên hiện nay trên thị trường nhiều nơi đã vì mục đích lợi nhuận đã quên mất thứ quan trọng nhất là mang lại sức khỏe cho người dùng, họ đã trà trộn các loại ba kích có nguồn gốc từ Trung Quốc, ba kích trắng hoặc các loại củ gần giống với ba kích để bán cho người tiêu dùng.

Hôm nay mactech sẽ giúp quý độc giả cách phân biệt ba kích thật, ba kích giả và cung cấp đầy đủ hình ảnh để độc giả nắm và nhận biết được, tránh mua  phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

củ ba kích tím

Phân biệt ba kích trắng và ba kích tím

Ba kích có tác dụng gì?

Ba kích có tác dụng bổ thận, tráng dương, kiện gân cốt, giúp kéo dài việc cương cứng , kéo dài thời gian trong chuyện vợ chồng, tăng nội tiết tố Testoteron.

Ba kích hay là loại cây thuốc nam được sử dụng làm thuốc từ rất lâu. Thời xưa chỉ có vua chúa và quan lại mới được sử dụng loại rượu đặc biệt này.

Các danh y thời xưa, thường chế rượu ba kích cùng các vị bổ dương khác để tại rượu anh hùng tửu dâng lên Vua chúa và quan lại.

Củ ba kích

Làm sao để phân biệt ba kích trắng và ba kích tím

Trong tự nhiên ba kích có hai loại ba kích đó là Ba kích tím và ba kích trắng. Ba kích tím và ba kích trắng nhìn bề ngoài không khác nhau là mấy, chỉ khác ba kích tím màu vỏ củ ba kích có màu vàng sậm, còn ba kích trắng có màu vàng nhạt. Lý do gọi là ba kích tím và ba kích trắng là do ba kích tím khi ngâm rượu, rượu sẽ chuyển màu tím còn ba kích trắng khi ngâm rượu sẽ không chuyển màu tím.

Ba kích tím :

  • Đây là loại được dùng phổ biến từ xưa do rất tốt cho sức khỏe
  • Không phải ba kích tím là củ có màu tím: Chúng ta nên biết rằng, cái tên ba kích tím và ba kích trắng là do: Khi ngâm với rượu, loại ba kích nào làm màu rượu chuyển thành màu tím thì gọi là ba kích tím.

Ba kích trắng:

  • Loại này ít dùng, do tác dụng không tốt bằng ba kích tím.
  • Cách phân biệt: Củ có màu vàng nhạt, phần thịt bên trong màu trắng trong, không có sắc tím.
  • Khi ngâm rượu: rượu không chuyển màu tím ( Đặc điểm quan trọng để phân biệt với ba kích tím)

Phân biệt ba kích trắng và ba kích tím

Ba kích sấy khô

Ba kích tươi ngâm rượu rất tốt cho sức khỏe nhưng lại không bảo quản được lâu, nhất là với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam. Để bảo quản ba kích được lâu người ta mang ba kích phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Nếu như vào mùa mưa không phơi được có thể bỏ ba kích vào máy sấy, lò sấy sấy khô.

Củ ba kích tươi trước khi đưa vào sử dụng cần phải bỏ lõi trước khi đưa vào sử dụng ngâm rượu. Một số nơi sản xuất công nghiệp họ thường chế biến bỏ lõi bằng cách nhập củ tươi, sau đó chần hoặc hấp để củ nhũn ra rồi lấy dao cắt khúc và tuốt lõi dễ dàng hơn rồi đem phơi hay sấy khô. Với cách làm này sẽ giúp củ ba kích tươi bóc lõi một cách dễ dàng hơn, đồng thời của cũng đẹp hơn. Tuy nhiên, đây không phải là cách nên dùng bởi trong quá trình đem ba kích tươi chần hay hấp lên thì đã làm mất đi một số tinh chất quý có trong củ ba kích. Chính vì thế làm cho ba kích khô mất hẳn tính dược lý trong quá trình sử dụng.

Để có củ ba kích chất lượng, người sản xuất phải tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt từ khâu chọn củ, tách vỏ cho đến sấy khô bằng may sấy.

Ba kích chọn loại tốt, tươi nguyên rõ nguồn gốc xuất sứ và quy trình trồng, thu hái đảm bảo không có bất cứ hóa chất tồn dư trong củ. Sau đó ba kích được rửa sạch, tách vỏ hoàn toàn thủ công sau đó đưa vào máy sấy điện công nghiệp. Dùng máy sấy dược liệu là tốt nhất, nên để nhiệt độ vừa phải làm sao để củ ba kích khô đều mà không mất dược tính.

Lưu ý: Không nên sấy củ ba kích trực tiếp bằng lò than vì trong khí đốt than rất độc, sấy trực tiếp bằng than dễ gây nhiễm độc từ than cho củ ba kích. Thứ hai là khi sấy bằng than sẽ không kiểm soát được nhiệt lượng vào củ ba kích sấy. Dẫn đến làm cho mất đi dược tính quý trong củ ba kích.

ba kích khô

Củ ba kích sấy khô

máy sấy ba kích

Sấy củ ba kích bằng máy sấy Mactech

Qua bài viết vừa rồi, các bạn đã biết cách phân biệt ba kích trắng và ba kích tím, cách sấy khô ba kích.


Bài viết liên quan: