Thời gian ấp trứng gà, vịt, ngan, ngỗng và các loại gia cầm


Thời gian nở của các loại trứng gia cầm, thủy cầm khác nhau thì khác nhau. Bài viết này sẽ tổng hợp thời gian ấp trứng gà, vịt, ngan, ngỗng và các loại gia cầm, thủy cầm để bạn tiện theo dõi khi ấp trứng bằng máy ấp trứng hoặc cho gà mẹ ấp để đạt hiệu quả cao nhất.

Thời gian ấp trứng gia cầm

Thời gian ấp trứng gia cầm và thủy cầm

Đầu tiên các bạn phải hiểu được cách tính thời gian ấp như thế nào. Cách tính thời gian ấp trứng như sau: thời gian bắt đầu tính khi đưa trứng vào ấp và khi được 24 tiếng thì mới tính một ngày. Ví dụ: Bạn đưa trứng vào ấp lúc 10h00 thì đến 10h00 ngày hôm sau mới được tính là 1 ngày. Căn cứ vào đó để tính thời gian soi trứng, thời gian nở…. Dưới đây là thời gian ấp chi tiết của từng loại trứng:

  • Thời gian ấp trứng gà:  20, 21 ngày
  • Thời gian ấp trứng vịt: 28 ngày
  • Thời gian ấp trứng vịt lộn: từ 17-21 ngày
  • Thời gian ấp trứng ngan: 33, 34 ngày
  • Thời gian ấp trứng đà điểu: 43 ngày
  • Thời gian ấp trứng ngỗng: 30, 31 ngày
  • Thời gian ấp trứng chim trĩ: 23, 24 ngày
  • Thời gian ấp trứng bồ câu: 18 ngày
  • Thời gian ấp trứng cút: 16-17 ngày

Trên đây là thời gian ấp trứng của các loại gia cầm và thủy cầm. Đối với các loại thủy cầm trong quá trình ấp cần độ ẩm cao và phải làm mát trứng. Khi ấp trứng thủy cầm hoặc gia cầm cần phải tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật thì sẽ cho tỉ lệ nở cao và chất lượng con giống tốt.

Thời gian ấp trứng cũng phụ thuộc vào trứng: trứng to, trứng nhỏ, vỏ trứng dày mỏng. Nhiệt độ ấp trứng, cơ chế  đảo, giống gà… Thời gian bảo quản trứng bao lâu.

Bạn nên xem thêm 2 bài viết: Nhiệt độ ấp trứngCách bảo quản trứng

thoi gian ap trung gia cam, thuy cam

Nếu ấp trứng vịt lộn thì không cần đưa trứng ra làm mát và thời gian ấp sẽ phụ thuộc vào độ non, già của trứng. Ví dụ muốn ăn trứng vịt lộn non thì ấp khoảng 17-19 ngày. Ăn trứng già thì ấp khoảng 20-21 ngày. Tùy thuộc và nhu cầu mà có thời gian ấp cho phù hợp.

Bài viết trên đã chia sẻ cho các bạn về thời gian ấp trứng của các loại gia cầm và thủy cầm khác nhau. Trên thực tế sẽ có một vài sự khác biệt, nếu bạn đã gặp hãy chia sẻ cho Mactech Việt Nam và mọi người cùng biết. Chúc các bạn chăn nuôi hiệu quả!


Bài viết liên quan: