Một số bệnh ở bồ câu


Hiện nay người nuôi bồ câu rất nhiều nhưng chủ yếu là tự phát nên kiến thức về chim bồ câu cũng rất ít. Chủ yếu là kinh nghiệm truyền tai nhau của người nuôi bồ câu với nhau chứ không qua trường lớp bài bản. Dưới đây là một số những biện pháp chữa bệnh ở bồ câu.

Bệnh đậu ở bồ câu:

Biểu hiện:

Bồ câu bị nổi mụn to bằng hạt đỗ ở chân và mỏ.

bệnh đậu ở bồ câu

Xem thêm: Máy ấp trứng bồ câu, Cách ấp trứng bồ câu

Cách chữa bệnh

– Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, tẩy uế chuồng nuôi bằng thuốc sát trùng
– Đồng thời giữ chuồng nuôi sạch sẽ, ổ đẻ luôn phải khô ráo.
– Dùng nước lá trầu không sắc đặc có pha muối rửa sạch các vùng da có mụn đậu.
– Sau đó dùng IODINE 10% hoặc POVIDINE 10% bôi vào vùng da có mụn đậu ngày 2 lần.
– Dùng GLUCO-KC + ADE-VITC + Men tiêu hóa và thuốc giải độc gan thận hòa với nước cho bồ câu uống hàng ngày
– Dùng kháng sinh đề phòng vi khuẩn bội nhiễm: Amoxili hoặc Ampi-kana hoặc Doxycyclin hoặc Oxytetracyclin trộn vào khẩu phần ăn hàng ngày theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm. Với phác đồ trên điều trị liên tục 5 – 7 ngày.

Bệnh Newcastle

Chim bồ câu có biểu hiện bị ho khẹc, khó thở, đi ngoài phân xanh, ăn kém.

Theo những biểu hiện trên thì chim đã bị bệnh niu cát xơn ghép viêm đường hô hấp mãn tính.

Cách chữa trị

– Cho bồ câu uống nước tỏi hàng ngày: 10 gam tỏi rã nhỏ với 1 lít nước sạch
– Dùng kháng thể Gum tiêm cho bồ câu liên tục trong 3 ngày, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
– Sau đó 1 ngày tiêm Vacxin Newcastle cho bồ câu với liều lượng gấp 2 lần so với liều tiêm phòng.
– Dùng thuốc diệt vi khuẩn Thiamphenicol hoặc Doxycyclin, hoặc Florphenicol hoặc Biseptol hoặc Neoteson hoặc Enroflox 20% hoặc Oxytetracyclin liều lượng và cách dùng xem trên bao bì sản phẩm. Dùng liên tục từ 5- 7 ngày.
– Dùng thuốc bồi bổ cơ thể: Gluco-KC + Men tiêu hóa + ADE-Vitc + B1 + thuốc bổ gan thận hòa với nước cho bồ câu uống hàng ngày. Dùng liên tục 10 ngày.

Bài viết liên quan

Bệnh Newcastle ở gà

Chăn nuôi gia cầm

Tin nông nghiệp


Bài viết liên quan: