Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà (IB) và cách phòng trị


Bệnh viêm phế quản truyển nhiễm ở gà (Infectious bronchitis viết tắt là: IB) là một trong những bệnh truyền nhiễm rất nghiêm trọng trên gia cầm. Bệnh gây thiệt hại kinh tế rất lớn cho người chăn nuôi, do bệnh lây lan rất nhanh, tỉ lệ chết cao ở gà con và làm giảm đẻ, giảm chất lượng thịt ở gà đẻ và gà thịt. Bệnh xảy ra quanh năm trên tất cả các giống gà và mọi lứa tuổi. Bài viết này Mactech sẽ cùng bà con tìm hiểu về bệnh này

Benh viem phe quan truyen nhiem o ga

Nguyên nhân và con đường lây lan bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà

Nguyên nhân gây bệnh

- Bệnh do Coronavirus (ARN virus) gây ra. Virus có khả năng biến chủng rất cao vì vậy đây là bệnh đang rất được quan tâm trên toàn thế giới.

- Virus gây bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà có thể tồn tại thời gian dài ngoài môi trường. Có thể lên đến 1 năm trong chất độn chuồng, 1 tháng trong chuồng nuôi. Virus dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao trên 60 độ C và các thuốc sát trùng thông thường.

- Bện viêm phế quản truyền nhiễm ở gà có thể lây lan sang các loại gia cầm khác như vịt, chim bồ câu, chim cút...

- Bệnh xảy ra nghiêm trọng nhất ở gà dưới 6 tuần tuổi

Con đường lây lan

Bệnh lây qua không khí, tiếp xúc như qua các dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, nước uống...

Lây từ gà bệnh sang gà khỏe mạnh. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh và tỉ lệ nhiễm bệnh từ 50-100% đàn gà.

Điều kiện chuồng trại thông thoáng kém, nhiệt độ cao sẽ làm tăng khả năng nhiễm bệnh

Triệu trứng của gà mắc bệnh viêm phế quản truyền nhiễm

Bệnh xảy ra ở tất cả các lứa tuổi. Ở các lứa tuổi khác nhau bệnh có những biểu hiện khác nhau.  Bà con theo dõi từng triệu trứng cụ thể dưới đây:

Ở gà con:

  • Ở gà con sẽ có một số hiện tượng như sau: gà ủ rũ, giảm ăn hoặc bỏ ăn, đứng túm vào nhau hoặc sát nguồn nhiệt do cơ thể thiếu nhiệt độ.
  • Mũi có dịch, có bọt trong mắt, thở khó, có tiếng ran

Ở gà trưởng thành, gà đẻ

  • Gà thở hổn hển, ho và xuất huyết khí quản, gà chảy nước mũi.
  • Giảm sản lượng trứng ban đầu giảm từ 5-10% sau đó giảm đến 50-70% sản lượng trứng.

chat luong trung ga de

Chất lượng trứng kém do gà bị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm

  • Chất lượng trứng kém: Vỏ trứng mỏng, vỏ không đều, lòng trắng loãng, màu sắc của vỏ trứng thay đổi thường là bị mất màu.

Bệnh tích của bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà

Ở gà thịt, gà con

Khí quản xuất huyết nặng do bệnh viêm phế quản truyền nhiễm
Khí quản chứa dịch nhầy hoặc bị chứa mủ

Khí quản chứa dịch nhầy hoặc bị chứa mủ

  • Bệnh tích chủ yếu ở đường hô hấp khá rõ ràng: Túi khí mờ, chứa nhiều dịch nhày và đục. Xuất huyết nặng nề đường hô hấp.
  • Các bệnh tích chủ yếu thấy trên đường hô hấp: phế quản, khí quản xuất huyết, dịch nhầy nhiều thường bệnh ghép với CRD nên rất khó phân biệt.

Ở gà đẻ

  • Bệnh tích của bệnh IB xuất hiện rõ ở buồng trứng như: buồng trứng bị biến dạng hoặc xuất huyết, tỉ lệ để giảm nhanh chóng đến 70%. Lòng đỏ loãng trong xoang bụng.
  • Thận sưng, tái, các ống thận sưng to. Ống niệu chứa các tinh thể acid uric.

Phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà

Vệ sinh, sát trùng chuồng trại

Vệ sinh, sát trùng chuồng trại chăn nuôi định kỳ để tiêu diệt mầm bệnh. Sử dụng IOGUARD 300 hoặc BESTAQUAM - S liều 2-4ml/1lít nước. Phun trực tiếp khu chăn nuôi gà, tuần 1 - 2lần.

Đối với xung quanh khu vực chuồng trại: sử dụng thuốc sát trùng ULTRAXIDE liều 4 - 6ml/1lít nước. Phun định kỳ 2 -3lần/tháng.

Sử dụng vaccine phòng bệnh

Sử dụng vaccine phòng bệnh là một trong những biện pháp phòng bệnh cho hiệu quả cao nhất. Lịch dùng vaccsine và loại vaccsine cụ thể như sau:

Lịch tiêm vaccxine phòng bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà

Tăng cường sức đề kháng cho gà

Bổ sung thêm các chất trợ sức, các vitamin, các chất điện giải để tăng sức đề khàng cho gà.

Bà con có thể tham khảo một số thuốc và liều dùng sau:

Dùng AMILYTE hoặc VITA-BIO hoặc VITROLYTE liều 1 - 2g/lít nước uống. Nhằm tăng lực, bổ sung các loại vitamin và cung cấp điện giải.

Dùng SORAMIN liều 1 - 2ml/lít nước uống để tăng cường chức năng gan thận và giải độc.

Dùng ZYMEPRO liều 1g/1 lít nước cho uống hoặc PERFECTZYME liều 100g/50kg thức ăn để bổ sung men sống giúp tiêu hóa.

Điều trị bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm trên gà

Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm trên gà không có thuốc đặc trị do đó phòng bệnh là cách hiệu quả nhất để giảm thiểu thiệt hại do bệnh IB gây ra. Nhưng nếu bệnh bùng phát cần thực hiện theo các biện pháp như sau để giảm thiệt hại do bệnh gây ra.

Sát trùng, tiêu độc

Khi bệnh bắt đầu bùng phát cần vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, cách ly riêng gà bị bệnh và gà khỏe để tiện theo dõi và chăm sóc. Phun thuốc khử trùng tiêu độc trong khu chăn nuôi và khu vực xung quanh chuông trại với thuốc và liều dùng giống phòng bệnh ở trên.

Tăng cường sức đề kháng, trợ sức cho gà

Bổ sung các vitamin, chất trợ sức, các chất điện giải, chống xuất huyết, cung cấp năng lượng.

Bà con có thể tham khảo một số thuốc sau đây:

Dùng AMILYTE hoặc UNISOL 500 hoặc VITROLYTE liều 1 - 2g/lít nước uống. Nhằm tăng lực, bổ sung các loại vitamin, điện giải và giải độc. Nhưng trong đó phải có Vitamin K, chống xuất huyết, uống liên tục đến khi khỏi bệnh.

Dùng SORAMIN liều 1 - 2ml/lít nước uống để tăng cường chức năng gan thận và giải độc. Cho uống liên tục trong suốt quá trình điều trị.

Dùng ZYMEPRO liều 1g/1 lít nước cho uống hoặc PERFECTZYME liều 100g/50kg thức ăn, để bổ sung men sống giúp tăng quá trình chuyển. Được dùng thường xuyên cho các giai đoạn phát triển

Sử dụng kháng sinh phòng bệnh kế phát

Dùng MOXCOLIS liều 1g/1-2lít nước, tương đương 1g/5kg thể trọng gà. Dùng trong 3 - 5 ngày.

Hoặc NEXYMIX liều 1g/2-3lít nước, tương đương 1g/10kg thể trọng gà. Dùng trong 3 - 5 ngày.

Hoặc SULTRIMIX liều 1g/1-2lít nước, tương đương 1g/5kg thể trọng gà. Dùng trong 3 - 5 ngày. Để phòng các bệnh kế phát.

Trên đây là nguyên nhân, cách phòng trị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà – Một trong những bệnh thường gặp ở gà và rất nguy hiểm gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Hi vọng bài viết trên cung cấp cho bà con những kiến thức cần thiết để phòng và trị bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà.

Chúc bà con chăn nuôi thành công!


Bài viết liên quan: