Khi sử dụng máy ấp trứng, việc nắm rõ các mốc thời gian quan trọng trong suốt quá trình ấp sẽ giúp bạn chủ động theo dõi, điều chỉnh và đảm bảo tỷ lệ nở cao nhất. Dù là bạn đang ấp trứng gà, vịt, ngan hay chim cút thì nguyên tắc cơ bản đều giống nhau, chỉ khác đôi chút về thời gian. Dưới đây là các mốc quan trọng bạn cần biết khi ấp bằng máy cần đặc biệt lưu ý.
1. Ngày 0 – Bắt đầu ấp trứng
Đây là ngày bạn cho trứng vào máy. Trứng cần được chọn lọc kỹ: không nứt, không quá bẩn, không quá to hay quá nhỏ. Nếu bạn bảo quản trứng trong tủ lạnh, trứng nên được để nghỉ khoảng 4 – 6 tiếng ở nhiệt độ phòng sau trước khi đưa vào máy. Vào ngày bạn cho trứng vào máy ấp, bạn nên đánh dấu lên trứng hoặc có cách đánh dấu riêng để biết được ngày ấp.
Xem thêm: Cách bảo quản trứng để ấp
Các mốc quan trọng bạn cần biết khi ấp bằng máy
2. Từ ngày 3 đến ngày 7 – Giai đoạn phát triển phôi
Trong thời gian này, phôi bắt đầu phát triển, xuất hiện các tia máu tỏa ra từ vị trí phôi trứng. Vậy nên từ ngày ấp thứ 3 đến ngày ấp thứ 7 bạn đã có thể soi trứng để biết trứng nào có phôi trứng nào không có phôi. Nếu trứng không có phôi bạn nên loại ra ngay vì trứng đó ấp không phát triển được.
Lưu ý: trước khi ấp không có cách nào kiểm tra trứng có phôi hay không nên giai đoạn này là giai đoạn kiểm tra trứng có phôi hay không.
3. Giai đoạn giữa quá trình ấp
Giai đoạn giữa quá trình ấp là khoảng hơn một nửa của tổng thời gian ấp. Ví dụ như trứng gà ấp 20 ngày nở thì giai đoạn giữa là khoảng 12 - 13 ngày. Giai đoạn này trứng phát triển nhanh và bạn cũng cần biết để soi trứng lần thứ hai vào giai đoạn này. Việc soi trứng sẽ giúp bạn biết trứng có dấu hiệu gì bất thường hay không, trứng có phát triển tốt không.
Một số bạn vẫn bỏ qua giai đoạn giữa quá trình ấp này cũng không sao. Tuy nhiên bạn vẫn nên kiểm tra ở giai đoạn này để phát hiện bất thường nếu có. Từ đó bạn sẽ nắm rõ quá trình ấp hơn và có thể điều chỉnh nếu cần thiết.
Các mốc quan trọng bạn cần biết khi ấp bằng máy
4. Giai đoạn trứng sắp nở
Giai đoạn trứng sắp nở là giai đoạn cách ngày nở khoảng 2 ngày. Ví dụ trứng gà ấp 20 ngày nở thì giai đoạn sắp nở là khoảng ngày 18 - 19. Trứng bồ câu ấp 17 ngày thì giai đoạn sắp nở vào khoảng ngày 15 - 16 ngày. Giai đoạn này các bạn cần biết để soi trứng. Khi soi trứng bạn sẽ biết trứng sắp nở hay chưa. Nếu ngày này mà còn chưa có dấu hiệu nở thì cần can thiệp ngay để trứng nở đúng ngày.
Xem thêm: Trứng gà ấp bao nhiêu ngày nở
5. Giai đoạn trứng nở
Giai đoạn trứng nở là khi trứng bắt đầu mổ vỏ đến khi trứng nở hoàn toàn. Giai đoạn này bạn cần biết rõ để điều chỉnh nhiệt độ máy ấp cho phù hợp giúp trứng nở đúng ngày. Nếu bạn không biết giai đoạn trứng nở sẽ khiến việc điều chỉnh máy ấp rất khó khăn. Về ngày nở của trứng bạn có thể thể tham khảo các loại trứng gia cầm cơ bản sau:
Loại trứng | Ngày nở chuẩn |
---|---|
Trứng gà | 20 ngày |
Trứng vịt | 28 ngày |
Trứng ngan | 34 ngày |
Trứng ngỗng | 31 ngày |
Trứng chim cút | 17 ngày |
Trứng bồ câu | 17 ngày |
Biết được các mốc thời gian quan trọng trong quá trình ấp trứng giúp bạn không chỉ chủ động theo dõi mà còn kịp thời xử lý các tình huống phát sinh. Dù sử dụng máy tự động hoàn toàn, bạn vẫn cần hiểu rõ quy trình để tối ưu hiệu quả. Máy ấp trứng hiện đại đã giúp việc ấp trứng không còn là điều “hên xui”, mà trở thành một kỹ thuật có thể kiểm soát chính xác từng giai đoạn.
Nếu bạn cần tư vấn thêm về cách sử dụng máy ấp trứng hiệu quả, hãy liên hệ Mactech – nhà sản xuất máy ấp uy tín tại Việt Nam!