Theo số liệu thống kê từ tài chính hải quan Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và nguyên liệu trong tháng 3/2017 đạt 288 triệu USD, giảm 18,65% so với tháng trước đó nhưng tăng 10,11% so với cùng tháng năm ngoái.
Tính chung, trong quý I/2017 Việt Nam đã chi gần 900 triệu USD nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu, tăng 33,36% so với cùng quý năm trước đó.
Hình minh hoa: nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Trong quý I/2017, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam từ một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh, thứ nhất là Italia với hơn 21 triệu USD, tăng 572,06% so với cùng kỳ; đứng thứ hai là Philippine với hơn 6 triệu USD, tăng 218,04% so với cùng kỳ; Canada với hơn 6 triệu USD, tăng 164,74% so với cùng kỳ, sau cùng là Chilê với gần 3 triệu USD, tăng 110,65% so với cùng kỳ.
Các thị trường chính cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam trong tháng 3/2017 là Achentina, Trung Quốc, Ấn Độ, UAE… Trong đó, Achentina là thị trường chủ yếu Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này với 122 triệu USD, giảm 35,9% so với tháng trước đó nhưng tăng 11,55% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ nước này trong quý I/2017 lên hơn 410 triệu USD, chiếm 45,7% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng, tăng 38,1% so với cùng quý năm trước đó – đứng đầu về thị trường cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam. Kế đến là thị trường Trung Quốc với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 3 đạt hơn 17 triệu USD, tăng 87,62% so với tháng 2/2017 và tăng 27,8477% so với cùng tháng năm trước đó. Tính chung, trong quý I/2017 Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ thị trường này đạt hơn 38 triệu USD, giảm 5,14% so với cùng quý năm trước đó.
Kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ Achentina tăng mạnh trong quý I/2017, do nguồn nguyên liệu từ thị trường này dồi dào – thị trường TĂCN và nguyên liệu tiềm năng của Việt Nam.
Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 3/2017 là Ấn Độ với trị giá hơn 14 triệu USD, tăng 4,07% so với tháng trước đó và tăng 95,44% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu quý I/2017 lên hơn 40 triệu USD, tăng 76,02% so với cùng quý năm trước đó.
Ngoài ba thị trường kể trên, Việt Nam nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ các thị trường khác nữa như: Hoa Kỳ, Áo, Indonesia, UAE và Italia với kim ngạch đạt 104 triệu USD, 27,9 triệu USD, 27 triệu USD; 26 triệu USD; và 21 triệu USD.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng 3/2017 và quý I/2017
ĐVT: nghìn USD
Thống kê sơ bộ của TCHQ về các nguyên liệu sản xuất TĂCN trong quý I/2017
Ngoài ra nguồn nguyên liệu sản xuất TĂCN còn bao gồm các loại: lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật.
Đậu tương:
Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 3/2017 đạt 46 nghìn tấn với giá trị 21 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 3 tháng đầu năm 2017 đạt 123 nghìn tấn và 56 triệu USD, giảm 61,8% về khối lượng và giảm 57% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Ngô:
Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 3/2017 đạt 639 nghìn tấn với giá trị đạt 129 triệu, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 3 tháng đầu năm 2017 đạt 1,82 triệu tấn và 373 triệu USD, giảm 12,7% về khối lượng và giảm 9,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Achentina và Braxin là hai thị trường nhập khẩu ngô chính trong 2 tháng đầu năm 2017, chiếm lần lượt là 33,1% và 32,7% tổng giá trị nhập khẩu của mặt hàng này. Thị trường có tăng trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là thị trường Achentina, tăng hơn 3 lần về cả khối lượng và giá trị.
Lúa mì:
Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 3/2017 đạt 347 nghìn tấn với giá trị đạt 69 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này 3 tháng đầu năm 2017 đạt 943 nghìn tấn và 190 triệu USD, tăng 10,5% về khối lượng nhưng lại giảm 2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 2 tháng đầu năm 2017 là Úc, chiếm tới 39,4%; tiếp đến là Canada chiếm 12,8%, thị trường Hoa Kỳ chiếm 0,4% và thị trường Braxin chiếm 0,1% tổng giá trị nhập khẩu lúa mỳ. Các thị trường nhập khẩu lúa mì đều giảm cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2016 ngoại trừ thị trường Canada. Thị trường này trong 3 tháng đầu năm 2017, khối lượng lúa mì tăng hơn 5 lần và giá trị tăng hơn 3 lần. Thị trường có giá trị nhập khẩu giảm mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là thị trường Braxin (giảm 99,7%).
Sắn và các sản phẩm từ sắn:
Khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 3 năm 2017 ước đạt 596 nghìn tấn với giá trị đạt 143 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 3 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,3 triệu tấn và 308 triệu USD, tăng 4,7% về khối lượng nhưng giảm 1,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Trong 3 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính, chiếm tới 89,9% thị phần, giảm 0,4% về khối lượng và giảm 7,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong 3 tháng đầu năm 2017, các thị trường có giá trị nhập khẩu sắn và các sản phẩm sắn của Việt Nam giảm mạnh là Nhật Bản (75,6%) và Philippin (14,9%).
Bài viết liên quan: