Bệnh viêm khí quản truyền nhiễm (ILT) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với mức độ lây lan nhanh. Bệnh do virus herpes gây ra, bệnh xảy ra trên tất cả các loại gia cầm bao gồm: gà, gà tây, gà lôi... chim, ngỗng cũng có ghi nhận nhiễm bệnh tuy nhiên mức độ trầm trọng không cao. Bệnh không lây sang người tuy nhiên virus có thể bám trên quần áo, dụng cụ chăn nuôi để lây lan nhanh chóng.
Herpesvirus gây bệnh viêm khí quản truyền nhiễm ILT trên gà
- Virus gây bệnh ILT là herpes virus khi xâm nhập vào vật chủ virus nhân lên nhanh chóng tại niêm mạc đường hô hấp trên (khí quản) gây hiện tượng khó thở, chảy nước mắt, nước mũi.
- Virus chết rất nhanh trong điều kiện môi trường thông thường nhưng trong môi trường phân gà hay trong mô nhiễm bệnh virus có thể tồn tại tới 100 ngày. Khi ở nhiệt độ âm virus vẫn có thể tồn tại trong nhiều tháng.
- Có thể tiêu diệt virus bằng các chất sát trùng thông thường như Iod, foocmon, HCl...
Dấu hiệu của bệnh viêm khí quản truyền nhiềm trên gà - gà khò khè khó thở
Dấu hiệu của bệnh viêm khí quản truyền nhiễm trên gà (ILT)
- Bệnh xuất hiện với các triệu chứng đầu tiên khi gà nhiễm bệnh 5 – 12 ngày.
- Gà có biểu hiện giảm ăn, giảm sức sản xuất (giảm trứng, giảm tăng trọng) xù lông, ủ rũ.
- Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, nước mũi.
- Thở khó, hay vẩy mỏ, vươn lên cao để thở.
- Quan sát chuồng nuôi thấy có các vết máu trên tường, lồng nuôi, mỏ gà cũng có xuất hiện các vệt máu khô.
- Có xuất hiện gà chết ban đầu ít sau tăng dần tùy thuộc mức độ trầm trọng của bệnh
Phương án xử lý thế nào khi phát hiện bệnh ORT trên gà
Mổ khám gà chết
- Bệnh tích điển hình là sự xuất huyết điểm ở khí quản, thường 1/3 phía trên, đường hô hấp có nhiều dịch nhầy màu vàng.
- Phổi bình thường
- Khí quản xuất huyết
Khó khăn khi kiểm soát ILT do các nguyên nhân sau
- ILT là bệnh rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác.
- Lây lan qua nhà cung cấp con giống.
- Lây lan qua không khí.
- Lây qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi.
- Lây qua quần áo, dày dép của người tiếp súc với mầm bệnh.
- Làm vaccine phòng bệnh không phải lúc nào cũng cho hiệu quả cao.
- Gia cầm sau khi đã được điều trị khỏi bệnh vẫn tiếp tục bài thải mầm bệnh ra môi trường, do vậy việc ILT tái bùng phát tại các trại đã nhiễm bệnh trong cùng một lứa nuôi là rất cao.
Nhận biết bệnh ILT
- ILT ít khi sảy ra với gà nhỏ hơn 18 tuần tuổi, thường xảy ra mạnh ở gà mái đặc biệt gà mái hậu bị .
- Cần quan sát kỹ chuồng nuôi khi gà có các biểu hiện khó thở, cần phát hiện sớm các vết máu trên tường, lồng nuôi, trên mỏ gà.
- Mổ khám gà chết để phát hiện các bệnh tích điển hình như xuất huyết tại khí quản, có dịch tiết màu vàng.
- Sử dụng các biện pháp chẩn đoán trên phòng thí nghiệm để có những kết luận chính xác về nguyên nhân gà chết. Với bệnh ILT ta có thể soi dưới kính hiển vi tìm virus tồn tại trong các biểu mô, dùng phương pháp PCR, phương pháp Elisa…
Ngăn chặn và kiểm soát bệnh
- Cần có một kế hoạch an toàn sinh học nghiêm ngặt và cần có sự cam kết thực hiện điều đó của tất cả các công nhân và các bộ phận khác của trại.
- Có bố trí hố sát trùng ở cổng trại và các hố sát trùng tại mỗi dãy chuồng nuôi.
- Không cho phép người lạ có thể tiếp xúc với gia cầm trong trại cũng như ra vào khu vực trại.
- Khử trùng và cách ly nghiêm ngặt khi có sự ra vào trại.
- Hạn chế tối đa việc lưu thông xe trong khu vực trại.
- Cần tham khảo nhanh chóng ý kiến của bác sỹ thú y khi có gà chết, hay khi có những biểu hiện bất thường của đàn gà.
- Chỉ mua con giống tại các cơ sở sản xuất uy tín.
- Giảm tối đa có thể các động vật (chó, mèo, động vât ngặm nhấm, chim hoang dã) lưu thông trong trại.
- Tránh nhiễm khuẩn vào thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi
- Cần xử lý gà chết cẩn thận trước khi đem chôn.
- Làm vaccine đầy đủ vẫn là giải pháp phòng bệnh tốt nhất.
Xử lý khi xảy ra dịch.
- Khi đàn gà có những dấu hiệu suy giảm sức khỏe ta cần tăng cường theo dõi để sớm tìm thấy những triệu chứng, bệnh tích điển hình. Đối với bệnh ILT ta cần chú ý tới các vết máu trên tường, lồng, mỏ gà. Khi phát hiện gà chết ta cần nhanh chóng mổ khám xác định nguyên nhân gây chết, với bệnh ILT ta cần chú ý tới bệnh tích khí quản bị xuất huyết trầm trọng.
- Bệnh ILT là bệnh do virus herpes nên không điều trị bằng kháng sinh do vậy trong một số trường hợp việc phá đàn hay bán loại là điều cần thiết.
- Khi phát hiện ILT trong trại ta cần cách ly tuyệt đối với các dãy chuồng khác.
- Do không thể sử dụng kháng sinh để điều trị nên để điều trị bệnh ILT ta cần sử dụng vaccine. Chú ý: khi sử dụng vaccine để điều trị cần chú ý tới sức khỏe đàn gà xem có thể sử dụng được ngay hay không.
- Nếu tình trạng đàn gà mới bị giai đoạn đầu sức khỏe vẫn tốt ta có thể sử dụng ngay vaccine kết hợp tăng cường sức đề kháng.
- Nếu tình trạng sức khỏe đàn gà yếu ta cần sử dụng các chất long đờm, tăng sức đề kháng sau đó mới sử dụng vaccine, và tiếp tục theo dõi kết hợp tăng cường thuốc bổ và nâng cao sức đề kháng.
- Sau khi đã xử lý bằng vaccine để loại bỏ một số gà nhiễm nặng ta cần sử dụng một số loại kháng sinh về đường hô hấp điều trị cũng như phòng kế phát như Doxy, Tiloxin.
Xem thêm: Các loại bệnh ở gà