Cho ăn sau khi ở ảnh hưởng như nào tới gà con?


Gà bắt đầu cuộc sống của chúng trong một lò ấp, nơi mà không có bất kỳ nguồn thức ăn và nước uống nào trước khi chúng được phân loại và chuyển đến cơ sở chăn nuôi.

Trong thời gian ấp, các cơ quan quan trọng như đường tiêu hóa và hệ thống miễn dịch bắt đầu phát triển, quá trình phát triển sẽ tiếp tục trong vài tuần sau khi nở. Do đó, gà con trải qua một số thay đổi trong giai đoạn chu sinh, bao gồm cả tuần đầu tiên của cuộc đời, có liên quan tới sinh lý và môi trường.

Cho ăn sau khi ở ảnh hưởng như nào tới gà con?

Cho ăn sau khi ở ảnh hưởng như nào tới gà con?

Mặc dù gà có lượng lòng đỏ còn sót lại có thể cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng trong tuần đầu tiên sau khi nở, khoảng thời gian sau khi nở và lượng thức ăn đầu tiên (nguồn thức ăn từ bên ngoài) có thể ảnh hưởng tới năng suất tăng trưởng sau này. Hơn nữa, tình trạng sinh lý của gà khi nở quyết định nhu cầu dinh dưỡng của gà trong giai đoạn này. Thật ngạc nhiên, tình trạng sinh lý tương tự cũng đặt ra ranh giới đối với các nguyên liệu thức ăn và hạn chế chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn mà gà có thể tiêu hóa được.

Sự phát triển chưa hoàn thiện của đường tiêu hóa có liên quan đến khả năng tiêu hóa dưới mức tối ưu đối với chất béo. Để dự đoán điều này, gà con được cho ăn khẩu phần khởi động (trước) chủ yếu dựa trên các nguồn tinh bột và protein được coi là dễ tiêu hóa ở độ tuổi này. Sự phát triển chưa hoàn thiện của hệ thống miễn dịch có thể khiến gà có nguy cơ mắc bệnh và chết ngay trong tuần đầu tiên. Có rất ít tài liệu về sự phát triển sinh lý trong tuần đầu tiên được phản ảnh bởi cơ quan tiêu hóa và tình trạng miễn dịch, bị ảnh hưởng trực tiếp bởi nguồn thức ăn sau khi nở và thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn khởi đầu phức tạp. Hơn nữa, người ta không biết rõ dinh dưỡng trong tuần đầu tiên sau khi nở ảnh hưởng tới sự phát triển sinh lý lâu dài, năng suất tăng trưởng và tình trạng sức khỏe của các con gà.

Tại các cơ sở sản xuất giống truyền thống, khoảng thời gian từ khi nở và lượng ăn vào đầu tiên thay đổi (lên tới 48 hoặc 72 giờ) do sự khác biệt về thời gian nở kéo dài, xử lý và vận chuyển. Các nghiên cứu khác nhau về sự ảnh hưởng của khoảng thời gian từ khi nở tới khi được ăn lần đầu tiên đối với sự phát triển và tăng trưởng sau này, nhưng thường tập trung vào nhóm chậm được tiếp cận với thức ăn trong khoảng thời gian dài (48 đến 72 giờ). Những con gà mới nở được đưa ra từ lò ấp trong ba khoảng thời gian ( từ 475 đến 481, 483 đến 487 và 489 đến 493 giờ sau khi bắt đầu ấp) và được cung cấp thức ăn, nước uống trực tiếp hoặc chậm hơn (504 giờ sau khi bắt đầu ấp).

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng gà nở sớm được hưởng lợi từ việc tiếp cận thức ăn ngay sau khi nở so với gà nở đúng và gà nở muộn, vì vậy chúng có xu hướng tăng khối lượng cơ thể cao hơn trong khoảng thời gian 0 đến 18 ngày tuổi. Hơn nữa, khi không phân biệt thời điểm cung cấp thức ăn đầu tiên, gà nở sớm được phát hiện khác biệt về mặt sinh lý so với gà nở đúng giờ và gà nở muộn nhờ năng suất thịt ức cao hơn ở 18 ngày tuổi. Khi tiếp cận thức ăn đầu tiên chậm (13 đến 26 giờ) sau khi nở dẫn tới việc tăng khối lượng cơ thể và lượng ăn vào thấp hơn so với tiếp cận thức ăn ngay sau khi nở trong tuần đầu tiên cuộc đời. Ngoài ra, việc tiếp nhận thức ăn đầu tiên chậm trễ có thể dẫn đến tỷ lệ khối lượng và chiều dài thấp.

Gà thịt nhận được lượng thức ăn đầu tiên sớm hoặc bị chậm trễ (48 giờ) sau khi được đưa tới các cơ sở nuôi. Các phương pháp thử nghiệm trước khi bắt đầu bao gồm khẩu phần đối chứng (với dầu đậu nành), khẩu phần chứa dầu cá (5g/kg) hoặc khẩu phần chứa hỗn hợp acid béo chuỗi trung bình (MCFA, C10:0 và C12:0; 30 g/kg), tiếp theo là khẩu phần ăn khởi động và khẩu phần ăn giai đoạn phát triển. Chức năng miễn dịch được đánh giá thông qua khả năng miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được, được thể hiện qua immunoglobulin, interferon gamma, hoạt động bổ sung và hiệu giá ngưng kết, trong đó hiệu giá ngưng kết được xác định sau khi thử nghiệm với tế bào hồng cầu cừu ở 21 ngày tuổi. Kết quả những con gà ăn thức ăn trực tiếp sau khi được cho ăn khẩu phần đối chứng tiền khởi động đã cho thấy có một nguy cơ bị tử vong cao hơn so với gà được tiếp cận thức ăn chậm và ăn khẩu phần đối chứng tiền khởi động, các nhóm thử nghiệm khác có kết quả ở giữa 2 nhóm này.

Mặc dù việc sử dung MCFA có khả năng tăng khối lượng cơ thể cao hơn và giảm tiêu tốn thức ăn trong tuần đầu, hiệu ứng này không được duy trì trong phần còn lại của giai đoạn tăng trưởng. Đối với gà được ăn trực tiếp, khối lượng cơ thể ở 28 ngày tuổi là cao nhất đối với khẩu phần đối chứng và thấp nhất đối với khẩu phần ăn có chứa MCFA, trong khi đó điều này ngược lại ở gà chậm được tiếp cận thức ăn. Việc sử dụng cả dầu cá và MCFA ảnh hưởng nhỏ tới chức năng miễn dịch dịch thể. Cho tới 25 ngày tuổi, việc tiếp cận thức ăn bị chậm dẫn tới tăng khối lượng cơ thể và lượng ăn vào giảm so với gà tiếp cận thức ăn ngay sau khi nở, trong khi tỉ lệ tăng trưởng trên 1 đơn vị thức ăn đạt được cao hơn.

Mặc dù sự phát triển của phôi gà thịt chủ yếu phụ thuộc vào quá trình oxy hóa chất béo, người ta thường cho rằng chất béo và dầu không được tiêu hóa và chuyển hóa tốt bởi gà con. Để kiểm chứng điều này, gà được cho ăn thức ăn viên với mật độ tăng lên từ 0 đến 7 ngày tuổi. Khẩu phần ăn tăng lên bằng cách xây dựng khẩu phần ăn đậm đặc với các mức chất béo khác nhau (3,5, 7,0, 10,5, 14,0 và 17,5% chất béo trong khẩu phần). Với sự gia tăng chất béo trong khẩu phần ăn thì lượng acid amin, khoáng chất và lượng premix cũng được tăng lên để duy trì tỉ lệ tương tự giữa năng lượng, acid amin, khoáng chất và lượng Premix trong khẩu phần ăn.

Khả năng chuyển hóa nitơ và tỷ lệ tiêu hóa chất béo không bị ảnh hưởng bởi khẩu phần, nhưng khả năng chuyển hóa chất khô đã giảm do hậu quả của khẩu phần ăn tăng lên. Hơn nữa, khối lượng diều, gan và tuyến tụy (tính theo phần trăm khối lượng cơ thể) giảm do mật độ khẩu phần ăn tăng lên. Ngược lại, chiều dài của toàn bộ đường ruột (tá tràng, không tràng, hồi tràng và manh tràng) tăng lên, trùng với tăng khối lượng tá tràng và tăng tỷ lệ cân nặng theo chiều dài cho hồi tràng và manh tràng. Những kết quả này cho thấy rằng việc tăng mật độ khẩu phần ăn với mức chất béo trong khẩu phần tăng lên không phải làm giảm hiệu quả của khẩu phần, vì gà thịt đang hoàn thiện cơ quan nội tạng để đáp ứng với khẩu phần ăn đậm đặc hơn trong tuần đầu tiên của cuộc đời.

Các thử nghiệm cho ăn khẩu phần ăn khác nhau cho đến 7 hoặc 14 ngày nhận được khẩu phần ăn chứa 3,5% chất béo trong thời gian còn lại. Bất kể giai đoạn cho ăn, gà được cho ăn với mật độ khẩu phần ăn tăng lên dẫn đến lượng tiếp nhận ME tăng lên, ADG cao hơn và tỷ lệ tăng trọng so với lượng thức ăn tăng lên trong giai đoạn những khẩu phần ăn này được cung cấp. Cho ăn khẩu phần có mật độ tăng lên cho đến 7 ngày tuổi không ảnh hưởng đến năng suất tăng trưởng tổng thể (0 đến 34 ngày tuổi), trong khi cho gà ăn khẩu phần ăn có mật độ tăng lên cho đến 14 ngày tuổi dẫn đến tăng khối lượng cơ thể và tăng hiệu quả sử dụng thực ăn giai đoạn từ 0 đến 34 ngày tuổi. Sự giảm tăng trọng tương đối là kết quả của việc chuyển từ khẩu phần ăn mật độ cao sang khẩu phần ăn mật độ thấp hơn, tăng trọng cao hơn khi cho ăn khẩu phần mật độ cao cho đến 14 ngày tuổi so với đến 7 ngày tuổi.

Hiệu quả năng lượng chuyển hóa chỉ bị ảnh hưởng từ tuần đầu tiên sau khi nở trở đi. Cho ăn liên tục khẩu phần có mật độ cao dẫn đến hiệu quả năng lượng cao hơn, nhưng hiệu ứng này biến mất khi thay đổi khẩu phần có mật độ thấp. Khi hiệu quả năng lượng chuyển hóa được điều chỉnh theo nhu cầu năng lượng để duy trì, hiệu quả tăng lên khi khẩu phần ăn có mật độ cao (12,8 và 17,5% chất béo) sau đó cho ăn khẩu phần ăn mật độ thấp ở cả 7 và 14 ngày tuổi. Tiếp tục cho ăn mật độ ăn tăng lên dẫn đến khi khối lượng cơ thể cao hơn khi giết mổ, nhưng năng suất thịt thấp hơn, trong khi cho ăn mật độ ăn tăng từ 0 đến 14 ngày tuổi dẫn đến khối lượng mỡ thấp hơn ở 34 ngày. Kết quả cho thấy việc cho gà ăn khẩu phần mật độ cao dẫn đến tăng BW, tỷ lệ G: F và tăng tiếp nhận năng lượng chuyển hóa, nhưng chủ yếu trong giai đoạn những khẩu phần ăn này được cung cấp.

Có thể kết luận rằng thời gian tiếp cận thức ăn chậm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển đường ruột của gà con. Hơn nữa, MCFA có thể được thêm vào khẩu phần ăn để tăng năng suất tăng trưởng trong tuần đầu tiên của gà con, đặc biệt là đối với những con gà tiếp cận thức ăn chậm. Khẩu phần có mật độ cao dẫn đến năng suất tăng trưởng cao hơn, nhưng chỉ trong giai đoạn những khẩu phần ăn này được cung cấp.

Biên dịch: Ecovet Team/ Theo ZootecnIcainternational


Bài viết liên quan: