Ấp trứng bồ câu bằng máy là lựa chọn lý tưởng để chủ động con giống và tăng sản lượng nuôi. Tuy nhiên, nếu không nắm được kỹ thuật, tỷ lệ nở có thể thấp, con non yếu hoặc chết phôi. Trong bài viết này, Mactech sẽ chia sẻ kinh nghiệm ấp trứng bồ câu bằng máy ấp trứng Mactech cho hiệu quả cao.
Kinh nghiệm ấp trứng bồ câu bằng máy ấp trứng Mactech
Việc ấp trứng bồ câu theo đúng quy trình các bạn nên đọc trong sách hướng dẫn sử dụng. Bải viết này Mactech chỉ chia sẻ một số kinh nghiệm mà nhiều bạn hay mắc phải hoặc bỏ qua khi ấp dễ khiến trứng nở kém. Những điểm nhỏ nhỏ này bao gồm một số điều sau:
1. Kiểm tra và vệ sinh máy ấp trước khi sử dụng
Trước khi cho trứng vào ấp, hãy kiểm tra toàn bộ máy ấp trứng bồ câu đảm bảo mọi thứ hoạt động tốt, không có vấn đề gì từ quạt gió, hệ thống tạo ẩm, bộ đảo trứng và cảm biến nhiệt độ/độ ẩm có hoạt động ổn định không. Máy cần được vệ sinh sạch sẽ, có thể dùng cồn 70 độ để lau bên trong buồng ấp hoặc xông thuốc tím để khử trùng. Điều này giúp loại bỏ mầm bệnh, tạo môi trường ấp an toàn cho phôi phát triển.
Xem thêm: Kỹ thuật ấp trứng chim bồ câu
2. Nhiệt độ và độ ẩm chuẩn khi ấp trứng bồ câu
- Cài đặt nhiệt độ tiêu chuẩn: 37,3°C
- Độ ẩm: 50%
- Thời gian ấp: Khoảng 16 – 18 ngày
Độ ẩm thực ra không cần phải cao quá mà chỉ cần trên dưới 50% là ok lắm rồi. Nhiều bạn cứ đem lý thuyết ra bảo là cần độ ẩm 55 - 65%, khi nở cần độ ẩm 70 - 80%. Khi ấp các bạn sẽ thấy độ ẩm chỉ cần đạt 50% là nở đẹp rồi, không cần tăng ẩm lên quá cao làm gì vừa hao điện mà đôi khi không tốt cho trứng.
Xem thêm: Trứng bồ câu ấp bao nhiêu ngày thì nở
3. Đảo trứng đúng cách
Máy ấp trứng Mactech được trang bị hệ thống đảo trứng tự động nghiêng qua lại, đảm bảo phôi không bị dính vào vỏ và phát triển đồng đều. Bạn chỉ cần cài đặt chế độ đảo mỗi 2 giờ/lần hoặc 3 giờ/lần.
Kinh nghiệm ấp trứng bồ câu bằng máy ấp trứng Mactech
4. Chọn trứng bồ câu để ấp
Tiêu chuẩn chọn trứng để ấp chắc mọi người cũng biết rồi. Kinh nghiệm khi chọn trứng bồ câu để ấp là các bạn nên chú ý khâu bảo quản trứng sau khi đã chọn trứng. Bảo quản nên dể nơi mát mẻ và cũng cần đảo trứng và tạo ẩm để trứng không bị mất nước trong thời gian bảo quản. Đảo trứng đương nhiên bạn đảo bằng tay rồi, còn tạo ẩm thì bạn để một khay nước ở trong hộp (thùng) bảo quản trứng là được.
5. Soi trứng để theo dõi trứng
Soi trứng vào ngày ấp thứ 3 hoặc thứ 4 cũng đã có thể biết trứng có phôi hay không để loại các trứng không có phôi. Việc soi trứng các bạn cần duy trì soi thêm vào khoảng giữa giai đoạn ấp (ngày ấp thứ 10 - 12) và soi trứng khi trứng sắp nở để biết tình trạng của trứng. Tùy vào tình trạng trứng như thế nào mà chúng ta sẽ điều chỉnh để trứng nở tốt hơn.
6. Chuẩn bị cho trứng nở
Tới ngày thứ 16 bạn cần soi trứng để biết trứng sắp nở hay chưa. Trứng có dấu hiệu nở là khi túi khí ở đầu to của trứng mở rộng. Nếu thấy dấu hiệu nở ở ngày 16 thì bạn cho trứng xuống sàn máy ấp tiếp, trứng sẽ nở vào ngày 17 hoặc 18. Nếu chưa có dấu hiệu nở vào ngày 16 thường là thiếu nhiệt, bạn nên tăng nhiệt độ ấp lên 0,1 độ và kiểm tra tiếp vào ngày 17.
Nếu ngày 17 soi trứng vẫn chưa có dấu hiệu nở, tăng nhiệt tiếp 0,1 độ nữa và theo dõi vào ngày 18. Ngày 18 soi trứng chưa có dấu hiệu nở thì lại tiếp tục tăng nhiệt thêm 0,1 độ nữa. Đến ngày 19 mà không thấy có dấu hiệu nở thì trứng này thường khó mà nở được.
Kinh nghiệm ấp trứng bồ câu bằng máy ấp trứng Mactech
Ấp trứng bồ câu bằng máy ấp Mactech nếu thực hiện đúng kỹ thuật sẽ cho tỷ lệ nở cao, từ 85–95%. Quan trọng nhất là chọn trứng tốt, giữ máy ổn định, soi trứng đúng thời điểm và điều chỉnh nhiệt hợp lý. Hy vọng bài viết này giúp bạn tự tin hơn khi sử dụng máy ấp trứng để nhân giống bồ câu hiệu quả.
Nếu bạn còn câu hỏi nào về cách sử dụng máy ấp trứng Mactech, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ chi tiết hơn.