Thực tiễn cho thấy vật nuôi truyền thống có năng suất thấp nhưng chất lượng lại rất cao, phù hợp với thói quen văn hóa, khẩu vị của người Việt. Ví dụ như gà ta bao giờ cũng ngon hơn, giá cao hơn gà công nghiệp nhưng năng suất lại không so được với gà công nghiệp... Chính vì thế nhiều đơn vị tận dụng thế mạnh của ưu thế lai kết hợp khoa học công nghệ hiện đại nhằm phát triển con đặc sản để trở thành hàng hóa có giá trị cao.
Lai tạo gà lông màu
Trong số những vật nuôi truyền thống, bản địa của Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại thành công nhất chính là con gà lông màu. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện tổng đàn gia cầm của cả nước khoảng 300 triệu con, trong đó chiếm 20 - 25% là gà công nghiệp lông trắng; 15 - 20% là gà đẻ trứng, còn lại chiếm khoảng 50 - 60% là gà lông màu mang gen bản địa. Gà lông màu là một trong những thành công lớn của Việt Nam trong khôi phục, phát triển vật nuôi bản địa.
Các giống gà lông màu hiện đang thống trị thị trường Việt Nam đều có nguồn gốc từ giống gà bản địa của nước ta như: gà Mía, gà Ri, gà Chọi, gà Đông Tảo, gà Hồ, gà tre… trên cơ sở kết hợp ưu thế lai với giống gà mái nền Lương Phượng nhập ngoại. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quý Khiêm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) chia sẻ, đa phần các giống gà bản địa của Việt Nam đẻ kém, tốc độ sinh trưởng chậm, dài ngày nên giá thành cao, nhưng đổi lại khả năng chống chịu, thích nghi với thời tiết tốt, thịt thơm ngon hợp khẩu vị người Việt. Do đó, để phát huy tối đa lợi thế của các giống gà bản địa phải tận dụng thế mạnh của ưu thế lai.
Hiện bình quân mỗi năm Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương cung cấp ra thị trường cho các doanh nghiệp và HTX khoảng 500.000 gà bố mẹ, đồng nghĩa với việc tạo ra khoảng 60 triệu gà thương phẩm mỗi năm. Đa phần các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống gia cầm lông màu trong nước đều sử dụng gà bố mẹ (mái nền) có máu Lương Phượng. Lý do bởi giống gà này đẻ tốt, tốc độ sinh trưởng khá nhanh nên khi lai tạo với trống các giống gà bản địa của Việt Nam là gà Mía, gà Hồ, Đông Tảo, gà Chọi sẽ cho ra con lai F1 được cả về tốc độ sinh trưởng lẫn mẫu mã, hình thức và chất lượng thịt.
Trong tổng số khoảng 150 triệu con gà lông màu trên thị trường hiện nay, chiếm thị phần lớn nhất là Tập đoàn Dabaco Việt Nam với sản lượng bình quân 30 triệu con giống gà lông màu mỗi năm. Theo tâm sự của ông Nguyễn Như Phán, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Gà giống Dabaco, trước đây bản thân doanh nghiệp của ông chủ yếu sản xuất con gà lông trắng có nguồn gốc nước ngoài. Sản phẩm gà thui rơm 3F trên nền tảng gà Ri thuần của Việt Nam đã được xuất bán cho bà con Việt kiều Nhưng từ năm 2008, doanh nghiệp nhận thấy tập quán, thói quen và văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam không thể bỏ được con gà lông màu nên chuyển hướng nghiên cứu. Hiện tại, bộ 5 sản phẩm chính, chủ lực của Dabaco đều có nguồn gen từ các giống gà bản địa là: J-Dabaco (máu gà Ri); gà Nòi ô tía, Nòi chân vàng (máu gà Nòi, Chọi), gà Tân Hồ (máu gà Hồ) và gà 9 cựa.
Bản địa phải gắn thương hiệu Bên cạnh những thành công của các doanh nghiệp nhờ tận dụng ưu thế lai các vật nuôi bản địa, một số đơn vị chọn hướng khôi phục, cải tạo các vật nuôi đặc sản theo hướng thuần chủng kết hợp với xây dựng thương hiệu cũng đã tạo dựng được chỗ đứng nhất định trên thị trường.
Bài viết liên quan
Ấp trứng gà