Mứt dừa sấy lâu khô, nguyên nhân và hướng xử lý tình trạng này


Khi làm mứt dừa thường chị em sẽ làm bằng chảo nhưng nếu có máy sấy thì cũng có thể làm bằng máy sấy sẽ đỡ tốn công sức hơn mà không lo mứt dừa bị cháy. Khi sấy mứt dừa bằng máy sấy, lời khuyên cho các bạn là nên để nhiệt độ sấy vừa phải để mứt dừa không bị khô quá sau khi sấy. Nhưng một số chị em làm mứt dừa bằng máy sấy gặp tình trạng mứt dừa sấy lâu khô, tình trạng này có nhiều nguyên nhân, nếu xác định được nguyên nhân thì sẽ có hướng xử lý khá đơn giản.

Mứt dừa sấy lâu khô, nguyên nhân và hướng xử lý tình trạng này

Mứt dừa sấy lâu khô

Nguyên nhân mứt dừa sấy lâu khô

Khi sấy mứt dừa bằng máy sấy, có khá nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan khiến mứt dừa lâu khô. Cụ thể có một số nguyên nhân như sau:

  • Máy sấy bị hỏng: trường hợp máy gặp trục trặc thì rõ ràng sấy sẽ lâu khô và thậm chí là không khô được. Đây là yếu tố khách quan, bạn chỉ cần kiểm tra qua là biết ngay máy sấy có bị hỏng hay không.
  • Cho quá nhiều mứt dừa vào sấy: mỗi máy sấy chỉ có không gian nhất định để cho nguyên liệu vào sấy. Thường sấy bằng nhiệt đối lưu nên bạn phải để trống một phần trong máy để không khí có thể đối lưu được. Nếu bạn cho mứt dừa quá nhiều vào để sấy sẽ khiến gió không thế đối lưu và điều này đồng nghĩa với việc mứt dừa sấy lâu khô.
  • Nhiệt độ sấy quá thấp: nhiệt độ sấy mứt dừa khuyến cáo ở mức 50 - 60 độ C với máy sấy nông sản sấy nhiệt. Còn nếu dùng máy sấy lạnh thì bạn có thể sấy ở mức 40 - 50 độ C sẽ tốt nhất. Nếu bạn cái đặt nhiệt độ sấy 40 độ C mà dùng máy sấy nhiệt thì rõ ràng mứt dừa sẽ rất lâu khô.
  • Miếng dừa để quá to: mứt dừa thông thường các bạn sẽ phải nạo miếng dừa thành miếng mỏng, tuy nhiên cũng có những bạn muốn để miếng to như làm mứt dừa non. Khi để miếng to như vậy thì thời gian sấy cũng lâu khô hơn bình thường.

Xem thêm: Máy sấy dừa khô

Mứt dừa sấy lâu khô, nguyên nhân và hướng xử lý tình trạng này

Mứt dừa sấy lâu khô

Hướng xử lý

Sau khi đã biết nguyên nhân tại sao mứt dừa sấy lâu khô, các bạn sẽ biết ngay hướng xử lý rất đơn giản:

  • Máy sấy bị hỏng: trường hợp phát hiện máy sấy bị hỏng bạn nên tìm cách sửa máy sấy ngay sấy mứt dừa khô đúng thời gian. Nếu phải đợi lâu khi sửa máy sấy thì bạn hãy lấy dừa ra và làm thủ công bằng chảo là tốt nhất.
  • Cho quá nhiều mứt dừa vào sấy: khi cho mứt dừa vào máy sấy, hãy đảm bảo luôn có vị trí cho luồng không khí trong máy đối lưu, luôn chuyển tuần hoàn. Không nên ham nhiều mà cho đầy kín trong máy sấy không chỉ khiến sấy lâu khô mà thậm chí sấy còn không khô được.
  • Nhiệt độ sấy quá thấp: hãy đảm bảo tăng nhiệt độ sấy lên mức 50 - 60 độ để sấy. Nếu dùng máy sấy lạnh thì nên để nhiệt độ ở mức 40 - 50 độ C.
  • Miếng dừa để quá to: hãy thái miếng dừa ở mức vừa phải trước khi cho vào sấy sẽ giúp sấy nhanh khô hơn. Nếu bạn để miếng to thì phải chấp nhận thời gian sấy sẽ lâu hơn bình thường.

Mứt dừa sấy lâu khô, nguyên nhân và hướng xử lý tình trạng này

Mứt dừa sấy lâu khô

Kết luận

Như vậy, nếu bạn đang thắc mắc tại sao mứt dừa sấy lâu khô thì câu trả lời rất đơn giản, mứt dừa sấy lâu khô có thể do máy hỏng, do bạn cho quá nhiều vào sấy một lần, do nhiệt độ sấy quá thấp hoặc do miếng dừa cho vào sấy quá to. Để khắc phục tình trạng này bạn hãy kiểm tra kỹ tình trạng của máy sấy, để nhiệt độ sấy ở mức 50 - 60 độ C và không nên để miếng dừa sấy quá dày.


Bài viết liên quan: