Hướng dẫn thiết kế máy ấp trứng gia cầm cho tỉ lệ nở cao


Máy ấp trứng hiện nay có nhiều loại của nhiều hãng khác nhau. Mỗi loại lại có thiết kế, đặc điểm khác nhau khiến người dùng đôi khi rất khó biết máy của hãng nào là tốt. Rất nhiều bạn nghĩ ra việc tự thiết kế máy ấp trứng một là vì sở thích hai là vì mục đích ấp cho tỉ lệ nở cao và có thể điều chỉnh máy theo nhu cầu sử dụng. Trong bài viết này, Mactech sẽ giúp các bạn hướng dẫn thiết kế máy ấp trứng gia cầm cho tỉ lệ nở cao. 

thiết kế máy ấp trứng gia cầm

Hướng dẫn thiết kế máy ấp trứng gia cầm

Để làm máy ấp trứng gia cầm, các bạn cần tìm hiểu kỹ về điều kiện để phôi trứng phát triển tốt. Từ những điều kiện này các bạn hãy thiết kế máy ấp trứng để đảm bảo phôi trứng phát triển theo đúng điều kiện phù hợp là được. Một lưu ý nhỏ đó là các loại trứng gia cầm có nhiều loại, mỗi loại trứng lại có điều kiện khác nhau để phát triển nên để thiết kế máy ấp trứng gia cầm tức là bạn đang làm một máy ấp trứng đa năng. Để làm được một máy ấp đa năng thì việc tận dụng các đồ điện thông thường sẽ rất khó để có thể làm được. Các bạn nên sử dụng một mạch điều khiển máy ấp trứng sẽ cho hiệu quả tốt hơn và giải quyết được hầu hết các vấn đề khó khi thiết kế máy ấp trứng gia cầm.

Để làm một máy ấp trứng gia cầm, các bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:

  • Mạch điều khiển máy ấp trứng đã bao gồm cảm biến nhiệt độ
  • Một thùng xốp có nắp
  • Quạt thổi loại nhỏ 
  • Bóng đèn sợi đốt loại 40W
  • Khay nước

Cách lắp đặt các nguyên liệu này khá đơn giản giống như một máy ấp trứng tự chế vậy. Tuy nhiên Mactech sẽ nêu rõ hơn về vấn đề kiểm tra máy sau khi lắp đặt để cho tỉ lệ nở cao. Các bạn hãy lắp đặt các nguyên vật liệu theo sơ đồ sau:

thiết kế máy ấp trứng gia cầm

Sau khi lắp đặt xong, trên thùng xốp các bạn đục khoảng 20 - 30 lỗ nhỏ đều nhau để không khí bên ngoài có thể lưu thông giúp trứng ấp không bị ngạt. Giờ trên cơ bản là bạn có thể cắm điện để ấp trứng luôn được rồi. Tuy nhiên, nếu muốn tỉ lệ nở cao thì bạn cần phải chú ý một số điểm sau:

  • Cảm biến nhiệt độ cũng có sai số nên trong quá trình ấp các bạn nên chú ý điều chỉnh nhiệt độ ấp sao cho trứng nở đúng ngày là được. Ban đầu bạn nên cài đặt nhiệt độ ấp theo lý thuyết. Ví dụ trứng gà, vịt, ngan, ngỗng cài đặt 37,5 độ C, trứng bồ câu, trứng chim cút cài đặt 37,3 độ C. Khi tới sát ngày nở, nên chú ý tình trạng của trứng. Nếu trứng nở đúng ngày thì không sao. Nếu nhiều trứng nở sớm thì cần giảm nhiệt độ ấp 0,1 độ C. Nếu trứng nở muộn thì tăng nhiệt độ ấp lên 0,1 độ C. Sau khi ấp một vài mẻ trứng các bạn sẽ biết nhiệt độ ấp phù hợp nhất để tránh được sai số của cảm biến điện tử.
  • Độ ẩm cũng khá quan trọng, bạn nên có một ẩm kế để đo độ ẩm bên trong buồng ấp. Độ ẩm khoảng 55 - 60% là phù hợp với hầu hết các loại trứng. Nếu độ ẩm thấp hơn khoảng 5% cũng không sao nhưng nếu thấp quá sẽ khiến trứng kém phát triển. Độ ẩm thấp các bạn có thể cho thêm khay nước hoặc cho thêm một khăn mặt vào trong khay nước sẽ giúp tăng khả năng bay hơi.

thiết kế máy ấp trứng gia cầm

Như vậy, để thiết kế máy ấp trứng gia cầm cho tỉ lệ nở cao không khó. Điều quan trọng là các bạn cần có biện pháp xử lý cần thiết khi trứng nở sớm, nở muộn và rút kinh nghiệm để những lần ấp sau trứng nở đúng ngày. Nếu bạn muốn thiết kế một máy ấp trứng cỡ lớn thì nguyên lý tương tự nhưng thay thùng xốp bằng loại vật liệu khác chắc chắn hơn. Dùng bóng đèn và quạt có công suất cao hơn. Chỉ cần các bạn làm nhiệt bên trong máy ấp đồng đều nhau là tỉ lệ ấp nở sr cao hơn khá nhiều.


Bài viết liên quan: