Tổng hợp nguyên nhân gà đẻ trứng non và hướng khắc phục


Gà đẻ trứng non hay nhiều người gọi là gà đẻ trứng vỏ lụa là tình trạng trứng đẻ ra vỏ không cứng mà khá mềm thậm chí có nhiều quả không có vỏ chỉ có lớp màng bên ngoài. Tình trạng này cũng có rất nhiều người chăn nuôi gặp phải nhưng chưa hiểu rõ nguyên nhân. Trong bài viết này, Mactech sẽ tổng hợp các nguyên nhân gà đẻ trứng non và hướng khắc phục để các bạn có thể tự xử lý được khi gặp trường hợp này.

Tổng hợp nguyên nhân gà đẻ trứng non và hướng khắc phục

Nguyên nhân gà đẻ trứng non và hướng khắc phục

1. Thiếu canxi, thiếu phốt pho

Nguyên nhân đầu tiên khi các bạn thấy gà đẻ trứng vỏ mỏng là gà đang bị thiếu canxi và phốt pho. Đây là hai chất chiếm đến 98% cấu tạo của vỏ trứng nên việc thiết canxi và phốt pho chắc chắn sẽ khiến gà đẻ trứng vỏ mỏng.

Để khắc phục trường hợp gà đẻ trứng non do thiếu canxi, phốt pho rất đơn giản. Các bạn hãy bổ sung thêm các loại thức ăn giàu canxi vào trong khẩu phần ăn hàng ngày cho gà như vỏ sò, vỏ ốc xay nhuyễn, bột cá bột tôm và có thể bổ sung khoáng premix cho gà.

2. Hàm lượng canxi, phốt pho không cân đối

Trường hợp các bạn bổ sung canxi và phốt pho cho gà nhưng hàm lượng không cân đối thì cũng khiến trứng đẻ ra bị mỏng vỏ hay trứng vỏ lụa. Trường hợp này thường do các bạn chỉ bổ sung canxi cho gà mà không để ý đến hàm lượng phốt pho.

Để khắc phục trường hợp gà đẻ trứng non này các bạn hãy cân đối lại khẩu phần ăn và bổ sung khoáng chất hợp lý hơn. Sau khoảng 1 tuần gà sẽ không còn bị tình trạng đẻ trứng vỏ mỏng nữa.

3. Rối loạn hóc môn

Rối loạn hóc môn ở gà là chuyện cũng không phải hiếm. Khi bị rối loạn hóc môn đặc biệt là rối loạn tuyến giáp sẽ khiến gà đẻ trứng non. Tuyến giáp giúp chuyển hóa canxi nên khi tuyến giáp gặp vấn đề sẽ khiến gà bị thiếu canxi dẫn đến đẻ trứng vỏ mỏng.

Để xử lý trường hợp này tốt nhất các bạn nên thay gà khác. Trường hợp bạn không muốn thay thì có thể tới các tiệm thuốc để mua thuốc chữa tuyến giáp cho gà uống theo đúng liều lượng trên bao bì là được. Nếu cho uống thuốc thì khoảng 3 - 5 ngày sau gà sẽ bình thường trở lại.

Tổng hợp nguyên nhân gà đẻ trứng non và hướng khắc phục

4. Gà quá già

Gà quá già khiến các bộ phận sinh sản kém đi cũng là nguyên nhân khiến gà đẻ trứng non, đẻ trứng vỏ mỏng. Thường một con gà chỉ có thể khai thác trứng trong khoảng 2 năm. Quá thời gian này gà sẽ đẻ kém, chất lượng trứng giảm và trứng đẻ ra cũng có thể bị mỏng vỏ, đẻ non.

Trường hợp này các bạn cần chú ý thời gian nuôi gà để biết những con gà nào đã quá già thì không nên khai thác trứng nữa mà nên vỗ béo để thịt hoặc bán thương phẩm.

5. Thiếu vitamin D

Ngoài canxi và phốt pho thì vitamin D cũng là một chất quan trọng giúp cơ thể gà hấp thu canxi tốt hơn. Thiếu vitamin D sẽ khiến lượng canxi trong thức ăn không được hấp thu hoàn toàn dẫn đến gà bị thiếu chất và đẻ trứng non. 

Để khắc phục tình trạng gà đẻ trứng non này các bạn nên cho gà phơi nắng để cơ thể gà tự tổng hợp vitamin D. Tất nhiên, khi trời nắng gắt vào buổi trưa thì không nên cho gà phơi nắng mà chỉ nên cho phơi nắng vào buổi sáng và buổi chiều. Nếu nuôi nhốt thì bạn nên thiết kế chuồng có cửa ở hướng đông để đón ánh nắng vào buổi sáng chiếu vào.

6. Gà bị stress

Nhiều bạn nghĩ rằng chỉ cần đảm bảo về dinh dưỡng thì gà sẽ phát triển tốt nhưng thực ra không hẳn như vậy vì còn phụ thuộc vào ... tâm trạng của gà nữa. Nếu gà sống trong điều kiện không tốt sẽ khiến chúng thấy khó chịu và lâu dần bị stress. Gà bị stress sẽ khiến cơ thể không hấp thu tốt các chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu chất và đây cũng là nguyên nhân khiến gà đẻ trứng non.

Trường hợp này khắc phục khá đơn giản đó là bạn nên xem lại quy trình chăn nuôi và đảm bảo các vấn đề về chuồng trại. Sau khoảng vài ngày đến 1 tuần khắc phục vấn đề gà sẽ bớt stress và không còn đẻ trứng non nữa.

Tổng hợp nguyên nhân gà đẻ trứng non và hướng khắc phục

Như vậy, với những nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng gà đẻ trứng non vừa kể trên thì có thể thấy rằng có nhiều nguyên nhân khiến gà có thể đẻ trứng non. Khi gặp phải trường hợp này, các bạn nên kiểm tra lại quy trình chăn nuôi để biết chính xác nguyên nhân do đâu để có hướng khắc phục chính xác nhất.

 


Bài viết liên quan: