Trồng thanh long cát trên đất phèn


Vùng đất phèn Đồng Tháp Mười, huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang trước đây vốn chỉ thích hợp với với những cây trồng truyền thống như khóm, khoai mỡ, tràm… Thế nhưng, mấy năm gần đây, cây thanh long bén rễ phát triển mạnh, tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.  

Mạnh dạn đầu tư cải tạo đất phèn

Những ngày đầu tháng 7, chúng tôi về các xã Thạnh Tân, Hưng Thạnh, Tân Lập 1, Mỹ Phước… huyện Tân Phước, chứng kiến những vườn thanh long xanh ngắt trải dài, rộng ngút tầm mắt.

Vườn thanh long trên đất phèn

Vườn thanh long trên đất phèn

Năm 2010, anh Sang quyết định đầu tư trên 3 tỷ đồng mua 8ha đất ruộng cặp đường Tràm Mù thuộc xã Thạnh Tân để lên liếp trồng thử nghiệm 1.000 trụ thanh long ruột đỏ, mua giống từ Viện CĂQ miền Nam. Anh Sang chia sẻ: “Lúc đầu thấy tôi trồng thanh long, mọi người đều cho rằng dở hơi khi chọn vùng đất bị nhiễm phèn nặng để trồng. Ai cũng nghĩ vùng đất này chỉ thích hợp với những giống cây bản địa như khóm, tràm, khoai mỡ... Vậy nhưng tôi chẳng ngại, đã quyết tâm thì làm tới cùng”.Nổi bật giữa vùng đất phèn này là trang trại của anh Đoàn Văn Sang, ở ấp 2, xã Thạnh Tân (Tân Phước) với diện tích 60ha thanh long ruột đỏ, được trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Đến đây chúng tôi choáng ngợp bởi quy mô đầu tư rất bài bản, toàn bộ khu vực trồng thanh long được cách ly với bên ngoài bằng hàng rào an toàn. Đây là trang trại thanh long có quy mô lớn nhất trên mảnh đất phèn Tân Phước này.

Thời điểm năm 2015, với 40ha thanh long cho thu hoạch được trên 2.000 tấn, giá bán trung bình 30 ngàn đồng/kg, anh Sang thu trên 60 tỷ đồng. Đến nay, trạng trại của anh đã cho sản lượng thanh long thu hoạch lên tới 4.000 tấn/năm. Thanh long vụ mùa có giá từ 20.000-30.000 đồng/kg, còn thanh long trái vụ giá từ 50.000-60.000 đồng/kg...   Sau gần một năm canh tác, vụ đầu tiên anh thu được 15 tấn thanh long, bán với giá 25 ngàn đồng/kg. Kết quả mang lại hơn cả mong đợi. Đây cũng là động lực để anh tiếp tục mạnh dạn đầu tư phát triển trang trại thanh long Cát Tường, tăng diện tích lên 22ha thanh long ruột đỏ, rồi 40ha và 60ha, đến nay là 104ha; trong đó 60ha thanh long ruột đỏ đã đạt chuẩn GlobalGAP.

Xuất khẩu thanh long

Từ diện tích trồng thanh long ban đầu chỉ có 8ha, anh Đoàn Văn Sang đầu tư sản xuất theo quy trình nên thu hoạch đạt hiệu quả cao. Thấy vậy, nhiều hộ dân xung quanh cũng học tập trồng theo và được anh sẵn sàng hỗ trợ quy trình kỹ thuật với suy nghĩ: Hỗ trợ bà con cũng chính là tự bảo vệ mình; muốn thanh long đạt hiệu quả cao thì toàn vùng trồng đều phải sạch bệnh và phát triển tốt.

 Ông Sang chăm vườn thanh long của mình

Ông Sang chăm vườn thanh long của mình

Sau một thời gian, do những hộ dân không đủ điều kiện để duy trì việc sản xuất nên họ cho trang trại Cát Tường thuê ruộng và dần dần anh đầu tư mua luôn tất cả diện tích thuê này. Để tổ chức sản xuất khép kín trên diện tích rộng cả trăm hecta, ông chủ Sang đã phải đào tạo một đội ngũ nhân công bén việc, theo dõi chặt chẽ ruộng trồng; đồng thời đầu tư thêm hệ thống tưới tiêu, đo độ pH, độ ẩm, nhiệt độ… hoàn toàn tự động. Anh khoe: “Sắp tới tôi còn đầu tư áp dụng công nghệ cao, cài đặt cả công nghệ điện tử vào quy trình quản lý và chăm sóc thanh long, để khi đi công tác nước ngoài vẫn có thể điều khiển được toàn bộ hệ thống”.

Do vậy, công ty Cát Tường đang tổ chức liên kết, hỗ trợ bà con nông dân quanh vùng về kỹ thuật trồng cây thanh long theo quy trình cũng như đầu tư nguồn vốn cho bà con, mời các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp về khảo sát thực tế. Đồng thời, công ty đứng ra bao tiêu luôn sản phẩm với giá cao cho tất cả các hộ dân áp dụng quy trình trồng thanh long theo đúng tiêu chuẩn của Cát Tường đặt hàng.Theo anh Sang, lợi thế lớn nhất của ta là sản xuất được thanh long quanh năm mà các nước trong khu vực không làm được. Thế giới đang nhìn nhận Việt Nam sẽ là “vua thanh long”, nhưng thực tế ta chưa bắt nhịp được về khâu giống, cần phải đưa ra được nhiều loại giống mới đáp ứng kịp nhu cầu thị trường của từng nước nhập khẩu. Cụ thể như thị trường Nhật thì phải có giống đáp ứng được độ ngọt, thơm, hay Châu Âu lại ưa trái nhỏ. Hơn nữa, do sản xuất thanh long còn quá manh mún, không đủ số lượng hàng hóa lớn theo nhu cầu, khiến anh đành phải bỏ qua rất nhiều hợp đồng với các công ty nước ngoài.

 Thanh long xuất khẩu

Thanh long xuất khẩu

“Tất cả mặt hàng thanh long do công ty chúng tôi XK ra nước ngoài đều được đóng gói với thương hiệu “Thanh long Cát Tường Tiền Giang” chứ không phải mượn tên thương hiệu của bất kỳ vùng nào hết. Hơn nữa, chúng tôi còn “cắm” cả một chi nhánh tại Trung Quốc để đưa hàng thanh long vào sâu trong thị trường nước này”, anh Sang hào hứng khoe.Hiện mỗi ngày Cát Tường XK trực tiếp sang Trung Quốc, Thái Lan bình quân từ 30 - 40 tấn thanh long ruột trắng và ruột đỏ; có ngày xuất trên 60 tấn. Sản lượng hàng XK, ngoài thanh long từ trang trại của mình, anh Sang còn mở rộng liên kết vùng trồng và thu mua thanh long đạt chuẩn của người dân trong và ngoài tỉnh. Giá thu mua XK chênh lệch từ 5 - 10 ngàn đồng/kg.

Anh Đào Văn Sang: “Cách tuyên truyền của khuyến nông hiện nay chưa hiệu quả khi các lớp tập huấn khuyến cáo cứ trồng theo GAP sẽ bán được giá cao. Theo tôi, nên khuyến cáo bà con nếu không trồng theo đúng quy trình hay không áp dụng theo tiêu chuẩn nào thì hàng trái sẽ không bán được, từ đó dần nâng cao ý thức sản xuất sạch, an toàn của người nông dân”.

+ Ông Huỳnh Văn Bườn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Phước: “Trước những tín hiệu vui từ cây thanh long mang lại, huyện sẽ có giải pháp cũng như định hướng đúng đắn để nông dân chuyển đổi phù hợp. Ngoài việc tổ chức tập huấn chuyển giao KHKT thì chúng tôi cũng đề xuất các ngành chức năng mời gọi các DN về đây đầu tư xây dựng nhà máy, thu mua để bà con an tâm phát triển cây thanh long”.


Bài viết liên quan: