Chăn nuôi gia cầm không kháng sinh tiềm ẩn nguy cơ gì?


Không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia cầm hiện đang là một xu hướng phát triển nhanh chóng trên thế giới. Song song với những lợi ích mang lại cho người tiêu dùng thì nó cũng mang lại những rắc rối, nguy cơ tiềm ẩn khiến các trang trại chăn nuôi vô cùng đau đầu.

Theo ông Matt Salois, giám đốc khoa học toàn cầu của Elanco cho biết tại hội nghị thượng đỉnh về chăn nuôi gia cầm hồi tháng 7 vừa qua, việc ngưng sử dụng kháng sinh làm chất độn chuồng ướt hơn bình thường dẫn đến tăng nguy cơ về 3 vấn đề sức khỏe của đàn gà như sau:

1. Bỏng giác mạc do amoniac.

Khi nền chuồng ẩm ướt, lượng amoniac bốc hơi tăng gây bỏng mắt mà đặc biệt là giác mạc, gây đau đớn cho gà. Salois cho biết, tỷ lệ gà bị bỏng giác mạc tăng 3,5 lần so với những đàn có sử dụng kháng sinh.

2. Tổn thương gan bàn chân.

Tỷ lệ gà bị tổn thương gan bàn chân ở những đàn không dùng kháng sinh trong chăn nuôi cao gấp 1,4 lần so với các đàn có sử dụng kháng sinh. Các tổn thương này có thể dẫn đến nhiễm trùng kế phát.

3. Viêm khí quản.

Đàn gia cầm được nuôi theo kiểu không sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi có nguy cơ bị viêm phế quản cao hơn các đàn còn lại. Khi đó, những gia cầm này thường có các triệu chứng như suy hô hấp, sưng cổ, khó thở và thường dẫn đến tử vong. Tỷ lệ này cao hơn gấp 1,5 lần so với những đàn có sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, Salois cho biết.

Gà bị viêm khí quản

Như vậy, để “chiều theo nhu cầu” của người tiêu dùng là không sử dụng kháng sinh cho đàn gia cầm thì các trang trại chăn nuôi luôn phải chuẩn bị sẵn tâm lý cũng như giải pháp đối phó với các nguy cơ tiềm ẩn luôn chực chờ.

Trên đây chỉ là 3 nguy cơ có thể thấy rõ trong thực tế nếu các trang trại không sử dụng kháng sinhtrong chăn nuôi, ngoài ra có thể còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác nữa. Dù không muốn vậy nhưng các chủ trang trại buộc phải tự mình tìm cách khắc phục vì đơn giản không thể đi ngược xu thế thời đại nếu muốn tồn tại và phát triển.

Xem thêm:

Các loại bệnh ở gà

Máy ấp trứng gà


Bài viết liên quan: