Bệnh nhiễm khuẩn E.coli và cách phòng trị bệnh hiệu quả


Bệnh nhiễm khuẩn E.Coli là một trong nhưng bệnh thường gặp ở gà và có nhiều chủng và gây bệnh trên gà nói riêng và gia cầm nói chung. Bệnh rất nhiễm khuẩn E.Coli gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi với tỉ lệ gây chết cao. Bài viết này Mactech sẽ cùng bà con tìm hiểu về bệnh nhiễm khuẩn E.coli và các phương pháp phòng trị bệnh

Bệnh nhiễm khuẩn E. Coli là bệnh do vi khuẩn E.coli gây ra, có nhiều chủng gây bệnh trên gia cầm như bệnh trên đường tiêu hóa, nhiễm trùng huyết, viêm tụ tế bào bạch cầu, viêm màng bụng, viêm vòi trứng, viêm khớp gây tổn thất lớn cho người chăn nuôi. Tỷ lệ chết từ 20-60%, gia cầm trên 1 tháng có thể bị nhẹ và ít chết.

benh nhiem khuan e.coli o ga

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm khuẩn E.coli

  • Bệnh do vi khuẩn Escherichia Coli gây ra đặc biệt là các chủng O1, O2, O76,… có các yếu tố bám dính và sinh độc tố gây ra. Thường do nhiễm khuẩn kế phát với bệnh hen và bện cầu trùng
  • Bệnh xảy ra ở mọi loại gà và mọi lứa tuổi. Stress là một trong những yếu tố tạo điều kiện phát bệnh.
  • Bệnh hô hấp thường ghép bệnh do E.coli ở gà từ 4-5 tuần tuổi.
  • E.coli gây ra bệnh nhiễm trùng huyết và viêm rốn ở gà con độ tuổi từ 1-10 ngày tuổi với tỉ lệ chết cao.

Phương thức lây truyền của bệnh E.coli

  • Xảy ra ở gà, vịt, ngan, ngỗng... mới nở trong độ tuổi từ 2-10 tuổi.
  • Và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong vòng đời của gia cầm, thủy cầm... nếu điều kiện chăn nuôi kém.
  • Bệnh E.coli lây nhiễm từ con bệnh sang con khỏe mạnh qua đường hô hấp, tiếp xúc, thức ăn, nước uống, phân, dụng cụ chăn nuôi có mầm bệnh.
  • Bệnh E.coli cũng lây truyền từ đời mẹ sang đời con qua trứng và có sẵn trong cơ thể gà con khi nở ra.

Triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn E.coli

Triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn E.coli không rõ ràng lắm nhưng có thể căn cứ các biểu hiện sau đây để xác định gà mắc bệnh nhiễm khuẩn E.coli

- Tỷ lệ chết phôi và gà con cao do do vỏ trứng bị nhiễm mầm bệnh (do đó trong quá trình ấp trứng nếu thấy tỉ lệ chết phôi cao, cần xem xet mọi nguyên nhân, nếu máy ấp trứng tốt thì nguyên nhân có thể do trứng bị nhiễm mầm bệnh E.coli)

- Gà con nở ra vị viêm rốn, lòng đỏ còn sót lại không tiêu hết, bụng sưng to

- Gà bệnh uống nhiều nước, tiêu chảy phân trắng – xanh, có bọt khí.

- Gà con từ 1-5 tuần tuổi: có hiện tượng sốt cao, uống nhiều nước, khó thở, bỏ ăn, sưng mặt, viêm kết mạc mắt, một số con bị viêm khớp.

- Gà xù lông, xơ xác, gầy nhanh chóng.

- Nhiễm trùng huyết cấp tính dẫn đến chết đột ngột khoảng 5 ngày đầu phát bệnh

- Có thể bị viêm tủy xương, viêm bao hoạt dịch khớp xương.

- Ở gà đẻ: Gà giảm ăn, giảm đẻ, một số sẽ có dấu hiệu viêm khớp, gầy đi nhanh chóng.

Bệnh tích khi mắc bệnh nhiễm khuẩn E.coli

viem co mu mang tim

Viêm có mủ (màu trắng ngà) màng ngoài bao tim, quanh gan

Ở gà con: Viêm ruột xuất huyết và u ở hạt ruột, viêm rốn ở gà con. Viêm có mủ (màu trắng ngà) màng ngoài bao tim, quanh gan

Gà đẻ, gà giò: ống dẫn trứng bị viêm, gan và lách bị sưng to và sung huyết.

Viêm màng bao tim, viêm màng bụng, viêm màng quanh gan làm cho bao tim đục, màng bụng có dịch viêm, quanh gan thường phủ một lớp Fibrin màu trắng đục.

Phòng bệnh nhiễm khuẩn E.coli

- Vệ sinh chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống... định kỳ, sạch sẽ. Phun thuốc khử trùng trong và xung quanh chuồng trại định kỳ để tiêu diệt mầm bệnh.

- Bổ sung các vitamin, các chất điện giải để nâng cao sức đề kháng cho gà như: ĐIỆN GIẢI GLUCO – C – K - HDH, ĐIỆN GIẢI – K – C - VIT

- Dùng các kháng sinh định kỳ 2-3 lần/tháng, thời gian mỗi lần 2-3 ngày, 7-10 ngày trộn một lần. Có thể sử dụng kháng sinh: FLOCOLI HEN,  theo liều phòng khuyến cáo đã ghi trên bao bì của nhà sản xuất.

Lưu ý: Bệnh E.coli có nhiều chủng gây bệnh trên gia cầm nên việc tiêm phòng vaccine thường kém hiệu quả.

Điều trị bệnh nhiễm khuẩn E.coli

Khuyến cáo sử dụng một trong số các phác đồ cho hiệu quả điều trị cao sau:

- Phác đồ 1: Dùng KHÁNG SINH TỔNG HỢP A trộn vào thức ăn hoặc nước uống theo liều 1g /2lit nước uống tương đương 1g/6-8kgTT kết hợp bổ trợ ĐIỆN GIẢI GLUCO-C.

- Phác đồ 2: Dùng ANTI E.COLI hòa nước uống hoặc trộn thức ăn liều 1g/1-1.5lit nước tương đương 1g/8-10kgTT kết hợp ĐIỆN GIẢI GLUCO K-C.TD dùng liên tục trong 3-5 ngày.

- Phác đồ 3: Hòa nước uống COLI LỴ theo liều 1ml/1-1.5 lít nước uống cùng LACTO-C BMG liều 1-2g/lít nước uống, dùng liên tục trong 3-5 ngày.

- Phác đồ 4: Dùng AFLOX ORAL liều 1ml/2lit nước uống kết hợp MEN-VIT BMG dùng liên tục 3-5 ngày.

Lưu ý: Bệnh E.coli, bạch lỵ của vịt, ngan, chim cút cũng do vi khuẩn họ E.coli, Salmonella nhưng khác chủng và cũng có triệu chứng và bệnh tích giống như gà nên phác đồ điều trị bệnh E.coli, bạch lỵ của thủy cầm cũng giống như trên.

Hi vọng bài viết trên cung cấp cho bà con những kiến thức cần thiết để bà con thực hiện phòng và trị bệnh E.coli một cách hiệu quả. Theo dõi bài viết: Bệnh thường gặp ở gà để có thêm thông tin về các loại bện trên gà.

Chúc bà con chăn nuôi thành công!


Bài viết liên quan: