Giải mã Thần kê và Linh kê - gà đá


Dân chơi gà chọi, gà nòi thường nói thần kê, linh kê, nhưng làm sao để phân biệt được thần kê và linh kê? Thần kê và linh kê đều là những loại gà quý hiếm, có sức chiến đấu tốt và nhiều thế đá hay. Nhưng thần kê và quý kê loại nào tốt hơn? làm sao để phân biệt?

Thần kê

Thần kê rất hiếm, vì thế chọn được thần kê không phải là chuyện dễ dàng. “Gà ô chân trắng mỏ ngà; Đá đâu thắng đấy gọi là thần kê”.

Ngoài ra con gà nào gáy 7 tiếng trở lên nhưng gáy giật từng tiếng, đó cũng là thần kê

Thần kê thực ra không chỉ riêng loại gà nào, màu lông, mỏ hay vảy cựa như nào. Gà được sếp vào hạng thần kê là gà bất khả chiến bại, đánh đâu thắng đó, hạ những đối thủ mạnh, tầm cỡ và ăn độ to thì gọi là thần kê.

Ngày xưa trên câu chuyện thần kê Ô Truy nên người đời dựa vào những đặc điểm của nó mà tuyển chọn những con gà tốt. Những đặc điểm lựa chọn gà tốt, gà hay trong sách đều dựa trên những đặc điểm tự nhiên của những con gà bá đạo mà viết thành.

Xem các loại vẩy gà chọi tại đây

Linh kê:

Đối với gà dị hình, dị tướng có 5 loại mà các “thầy gà” lùng mua cho bằng được.

Thứ nhất là gà tử mị. Loại gà này khi ngủ thì năm ngay đơ, sảy cánh và xuôi giò như gà chết. Cũng là tử mị nhưng có loại khác khi ngủ thì đôi giò móc lên cây như dơi.

Thứ hai là gà qui. hình dạng giống như con rùa. Khi nằm, nó giấu chân đi, co đầu lại, thụt đuôi vào. Ta trông vào thân hình nó, đúng là thân con rùa, chỉ khác một điều là được phủ thêm lớp long mượt.

Thứ ba là gà độc nhãn, độc dao. Lúc mới sinh ra, chỉ có một mắt một cựa. Những con gà loại nầy thật là hung ác dữ tợn, không bao giờ nao núng trước địch thủ. Đã chọi nhau thì đến chết cũng không chạy.

Thứ tư là giống gà mắt ếch mắt mèo. Mắt rất tinh, tránh đòn rất tài và tra đòn rất đúng. Loại gà nầy rất gan lỳ. Nếu bị trọng thương, cũng nằm lỳ chịu chết, nên tục ngữ có câu: “Gà chân xanh mắt ếch, chém chết không chạy”.

Loại dị tướng thứ năm là gà tam nhĩ. Gà có 3 lỗ tai, ở bên trái hoặc bên phải, ngoài lỗ tai thường, còn có một lỗ tai nhỏ. Lỗ tai này thường bị lông phủ kín, người lựa gà phải để ý, vạch lông ra mới thấy được.

Khi nhìn một con gà, những tay chơi sành thường chú ý ngay đến sắc lông, tướng mạo, dáng đi, tiếng gáy... của nó. Nhiều con gà, đối với những con mắt người thường, chỉ là những con gà bỏ đi nhưng đến tay người sành sỏi nuôi gà thì lại là một con gà có quý tướng. Cho nên, kén chọn được một con gà chọi hay giữa một đàn gà, chẳng khác nào tìm được một vị tướng giỏi giữa chốn ba quân.

Một số loại linh kê khác:

Gà sấu:

Sách gà của cụ Vương Hồng Sển viết: “gà này tựa như không có lưỡi, vì lưỡi còn cụt ngắn hơn gà lưỡi rùa nữa, mới xem họng gà tưởng đó là một loại với họng cá sấu là giống không lưỡi. Gà cá sấu miệng hôi thúi lắm, nhưng chính vì ẩn tướng như thế, nên “may độ” lắm, thắng nhiều trận một cách bất ngờ, nên tay chơi gà, khi biết thì ít ai dám chịu độ với gà cá sấu vậy”.

gà sấu

Theo tác giả Nguyễn Tú: “Có con gáy không ra hơi như gà bị nghẹt họng, tiếng gáy như tiếng sấu kêu ngoài bãi, nên còn có tên là gà cá sấu”. Tác giả Phan Kim Hồng Phúc nâng gà này lên hàng “thần kê” bởi “dai sức, đá đòn mạnh, thường ra đòn liên tục”. 

Gà lông voi:

Gà có một hay hai sợi lông voi ở đuôi, cánh hoặc đôi khi ở đùi. Lông voi phải vạch ra mới thấy, gà này có ẩn tướng và may độ lắm. Sách gà của tác giả Nguyễn Tú phân biệt 3 loại lông voi: a) lông cứng, hơi cong và đàn hồi như sợi thép; b) lông to, cứng, xoăn như sợi tóc ngứa; và c) lông xoắn và đàn hồi như lò xo. Loại đầu còn gọi là “lông nhím”; hai loại sau còn gọi là “lông thép” và thường gặp hơn.

gà lông voi

Gà song sinh:

Sách gà của tác giả Xuân Tùng viết: “Một trứng nở ra hai con gà trống, gà này khi ra trường đá, cần mang cả hai anh em dù chỉ một đá một đứng ra ngoài, cất tiếng gáy trợ lực”. Trong truyện “Gà sanh đôi” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng nhắc đến gà song sinh: vì hai con giống hệt nhau nên lúc bồng nước, chủ gà tráo con đang nghỉ ra đá, đá xa luân chiến kiểu đó đối phương nào chịu cho thấu; rồi đến khi bị phát hiện không cho đá ăn gian nữa thì con bên ngoài lại gáy “nhắc tuồng” cho con bên trong đá! Truyện hay nhưng đầy màu sắc ly kỳ, khó xảy ra ngoài thực tế (khó chứ ko phải k có nhé).

gà song sinh

Nhưng theo cụ Vương Hồng Sển "hai con trong một trứng chui ra, nếu đó là trống, thì là quý kê, chủ trọng dụng vô cùng". Diễn giải theo ý cụ thì gà song sinh tự thân chúng đã là gà quý do hoàn cảnh xuất thân đặc biệt (chớ chẳng phải do hai con biết bênh và hỗ trợ nhau). Theo kinh nghiệm của nhiều sư kê thì trứng song thai hầu như đều hư bởi các phôi thai kèn cựa nhau dẫn đến một cái chết trước, cái sau rồi cũng chết theo vì lây nhiễm. Gà này, nếu có, thì chính chủ của chúng mới biết, người ngoài không thể biết được.

Gà cựa nhật nguyệt:

Sách gà của Nguyễn Tú viết: “Tức là gà có hai cựa, cựa chân này màu đen, cựa chân kia màu trắng. Những con gà này ra đòn thật dữ dằn, và là đòn hiểm. Nếu là gà cựa thì giết địch thủ trong nhấp nháy. Nếu là gà đòn thì có thể đá gãy cần cổ gà địch. Xin đừng nhầm lẫn với cựa tam lan (đen trắng lem nhem)”.

gà móng nhật nguyệt

Thư hùng kê:

Sách gà của tác giả Xuân Tùng viết: “Gà có một chân đen một chân trắng hay một chân vàng một chân xanh… Tóm lại, hai chân mỗi chân mỗi màu riêng biệt”. Còn sách gà Phan Kim Hồng Phúc viết: “Đôi chân gà khác màu nhau gọi là thư hùng nhật nguyệt là gà rất hiếm, gặp được là diễm phúc”.

thư hùng kê

Gà bốc cát, lắc mặt, né lồng:

Tác giả Toan Ánh xếp gà này vào dạng “gà dị động” tức là những con gà có cử động đặc biệt khác thường. Theo câu “Thứ nhứt bốc cát ném ra, Thứ nhì lắc mặt, thứ ba né lồng”.

Gà bốc cát vãi ra tức là đi co chụm chân lại sau đó xòe chân ra bước xuống giống như bốc cát ném ra vậy.

Gà lắc mặt là mặt lúc nào cũng lắc, chỉ lúc ngủ và ra xới thì không lắc.

Gà né lồng là khi úp lồng thì nằm xuống né cái lồng.

Ba loại gà này đều là linh kê xong thứ tự có khác nhau.

Gà lưỡng nhãn: Là gà có 2 màu mắt khác nhau.

gà lưỡng nhãn

Gà lục đinh:

Là gà có 6 cựa, mỗi chân 3 cựa.

gà lục đinh

Gà móng cổ (giáp cần):

Theo học giả Toan Ánh: "Gà dưới cổ có vảy: Đây là một loại gà rất hiếm và cũng là một loại gà rất anh hùng". Sách gà Xuân Tùng gọi là "giáp cần", định nghĩa như sau: "Hiếm lắm, “quý kê” là nó, một vảy mọc trên cần cổ, được lông che kín, gà đứng nước cao, càng khuya càng trổ ngón độc, chơi gà có vảy này khó bại".

gà giáp cần

Xem thêm:

Tìm hiểu về gà chọi

Cách chọn tương gà chọi

máy ấp trứng gà tại đây


Bài viết liên quan: