Chất bổ sung thức ăn nguồn gốc thực vật: Cải thiện năng suất và sức khỏe bàn chân ở gia cầm


Những năm gần đây, các chỉ số về năng suất như sức khỏe bàn chân đã được quan tâm. Vấn đề này đã được quan tâm kể từ những năm 1980, khi phát sinh việc xuất khẩu chân gà đến châu Á thì việc xem chân gà như là phụ phẩm ở lò mổ không còn nữa. Hơn nữa, ở châu Âu, một yếu tố quan trọng khác đã được xem xét đó là welfare. Khía cạnh này đầu tiên được cải cách trong chăn nuôi gà mái đẻ nuôi nhốt (chuyển đổi từ ô nuôi cũi sang nuôi chăn thả tự do) và cũng đã được đặt ra đối với gà thịt và gà tây. Kết quả Nghị định (Lower Saxony) ngày 18//7/2014 đối với gà thịt, các Benchmarks tại Đức với đồng ý tự nguyện trong chăn nuôi gà tây từ năm 2013 với giúp cho các chỉ số kết luận đánh giá tình trạng sức khỏe bàn chân và năng suất của gà tây. Điểm nổi bật ở đây chất lượng bàn chân dùng làm thực phẩm cũng như các cơ quan thú y sử dụng các chỉ số này như là các điều kiện chăn nuôi.

Nói chung, sức khỏe bàn chân kém đã ảnh hưởng đến tình trạng chung do đó ảnh hưởng đến năng suất. Điều thường xuyên được quan sát nếu trong đàn có tình trạng sức khỏe bàn chân kém sẽ có ảnh hưởng xấu đến cơ ngực và giảm năng suất. Kết quả từ thực tế này là các gia súc cần nhiều thời gian nằm để giảm nhẹ sức nặng lên bàn chân và vì vậy sẽ ít di chuyển đến nơi cung cấp nước và thức ăn. Thậm chí, những trại quản lý tốt thỉnh thoảng cũng có những vấn đề trong việc đảm bảo sức khỏe bàn chân. Thực tế cho thấy, chất lượng của bàn chân sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Đầu tiên phải kể đến là chất lượng của chất độn chuồng, khi chất độn chuồng dồn đống làm tăng các vấn đề như viêm da (viêm bàn chân). Chương 19, phần 1, số 3 của điều luật về chăn nuôi, tất cả gà thường xuyên được tiếp cận với chất độn chuồng khô và rời, vì chúng thích hợp cho việc mổ, bò trườn và tắm.

chất trộn chuồng

Hình 1: Các nguyên nhân gây nên chất độn chuồng ướt  (Nguồn: Julia Aka, 2012)

Khi thời tiết vào mùa thu và mùa đông, chất lượng chất độn chuồng là vấn đề lớn ở rất nhiều trại do vào những ngày này nhiệt độ ban đêm thay đổi nhiều về áp suất và độ ẩm, độ thông thoáng không đủ để hấp thu và làm bay đi ẩm độ từ chất độn. Hơn nữa, hội chứng về chất độn chuồng này không chỉ được gây ra bởi lỗi về quản lý như được minh hoạ trong hình 1, mà có thể đơn giản là do yếu tố nhiễm trùng. Ví dụ, như gà bị cầu trùng, clostridia, mà có thể do virus. Các vấn đề này phải được kiểm soát bởi các biện pháp an toàn sinh học một cách nghiêm ngặt và các chương trình vaccine tốt.

Cùng với nhiễm trùng và yếu tố quản lý, thức ăn cũng ảnh hưởng lên bản chất của phân và do đó ảnh hưởng lên sức khỏe của bàn chân. Hàm lượng protein tăng cao, Natri và Kali có thể tăng lên trong nước uống, do đó dẫn tới chất độn chuồng bị dồn đống, chất lượng chất béo và việc sử dụng Enzyme NSP cũng có thể là vấn đề rất quan trọng. Chính vì vậy, những vấn đề này nên được xem xét trong khi tính toán khẩu phần thông qua việc lựa chọn nguyên liệu thô và chất bổ sung nhằm tối ưu hóa khẩu phần thức ăn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên các hiện tượng tiêu chảy không đặc trưng vẫn xảy ra. Điều này có thể là do hỗn hợp các yếu tố. Điều quan trọng là ổn định đàn gia súc từ lúc nhập chuồng theo các cách để hạn chế bệnh viêm ruột và các liệu pháp điều trị.

Khi có hiệu lực của Văn bản sửa đổi lần thứ 16 đối với các Hoạt động điều trị ngày 1/10/2014 thì việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn gia súc cũng được giảm tối thiểu. Tuy nhiên, các nghiên cứu về các chất bổ sung thức ăn có nguồn gốc tự nhiên đến năng suất của động vật đã diễn ra trong nhiều thập kỷ, các sản phẩm đã được kiểm tra trong thực tiễn và đã ngày càng ổn định tốt hơn.

Những nghiên cứu của Schiavone và cộng sự vào năm 2008 về tannin thủy phân có trong hạt dẻ đã cho thấy rằng sức khỏe của động vật được cải thiện qua sử dụng chế phẩm này.Điều này được chứng tỏ qua tỉ lệ chết thấp và năng suất sinh học tốt hơn. Hơn nữa theo Sirri và cộng sự 2011 tannin cũng đã làm giảm độ ẩm của chất độn chuồng và cải thiện được sức khỏe của bàn chân. Jamor và cộng sự 2009 đã công bố rằng tannin có trong hạt dẻ đã gắn kết với protein ở vách tế bào đường ruột do vậy đã làm giảm khả năng bám dính của các vi khuẩn gây bệnh. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh số lượng E.coli trong ruột non thấp hơn ở những gia súc được cho ăn tannin so với đối chứng.

MiaDiasan, là 1 loại thức ăn đặc biệt cho tất cả các loại gia cầm

Một hỗn hợp đặc biệt các thành phần có nguồn gốc thực vật, các loại khoáng sét và tannin thủy phân từ hạt dẻ (Castanea sativa) đã được kiểm tra trong các thí nghiệm ở trạm nghiên cứu trên gà tây trống 568 BUT 6. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng bổ sung MiaDiasan với liều lượng 1,5kg/tấn thức ăn trong suốt thời kỳ vỗ béo trong 145 ngày đã cải thiện được sức khỏe đường ruột và vì vậy đã ảnh hưởng tích cực lên chất lượng chất độn chuồng và sức khỏe bàn chân. Các hiệu ứng này dựa trên sự tối ưu hóa tốc độ vận chuyển các chất chứa trong đường ruột và đẩy mạnh cân bằng hệ thống vi sinh trong nó. Với kết quả này đã thay đổi sức khỏe bàn chân và các gia súc được giữ tỉ lệ sống cao hơn trong suốt giai đoạn vỗ béo và được phản ánh trên cả 2 mặt là năng suất sinh học và tỉ lệ chết giảm.

Hình 2: Trọng lượng của gà tây trống ở cuối các giai đoạn vỗ béo khác nhau.

Hình 2: Trọng lượng của gà tây trống ở cuối các giai đoạn vỗ béo khác nhau.

Trong hình 2 cho thấy, nhóm sử dụng MiaDiasan có trọng lượng cao hơn so với nhóm đối chứng. Số liệu bảng 1 cho thấy có sự khác nhau về trọng lượng sống ở cuối giai đoạn là +790g ở nhóm sử dụng MiaDiasan, bên cạnh đó trọng lượng cuối cao hơn cũng chứng tỏ MiaDiasan cũng có ảnh hưởng tích cực lên sự chuyển hóa thức ăn, chỉ số được cải thiện là 10 điểm. Thực tế đã chứng minh rằng sức khỏe của gà tây được tối ưu do sử dụng MiaDiasan và thông qua tỉ lệ chết giảm do sử dụng loại thức ăn đặc biệt này

Bảng 1: Trọng lượng kết thúc, tăng trọng hàng ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn, tỉ lệ chết trong nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm.

Chỉ tiêu

Đối chứng

Thử nghiệm

Khác nhau

Trọng lương cuối ( kg)

20.82

21.61

+ 790

Tăng trọng hàng ngày (g )

145

150

+ 5

Chuyển hóa thức ăn *

2.65

2.55

– 0.1

Tỉ lệ chết ( số con )

27

17

– 10

*  Trọng lượng cuối đươc điều chỉnh theo tỉ lệ chết.

Thử nghiệm tại trạm nghiên cứu về ảnh hưởng của hỗn hợp tannin thủy phân và các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật và khoáng chất có trong MiaDiasan đã ảnh hưởng lên sức khỏe bàn chân. Đối với bàn chân của gà tây được đánh giá tại lò mổ với các điểm từ 0 đến 4 theo Hocking và ctv 2008, bàn chân được xếp hạng với 0 điểm là không thay đổi và điểm 4 là thay đổi nhiều nhất, có thể được thấy trong hình 3 là gà tây được cho ăn MiaDiasan có điểm xếp loại chủ yếu từ 0 đến 2, trong khi nhóm đối chứng được xếp loại từ 1 đến 3 và được đánh giá tệ hơn. Điều này có nghĩa là MiaDiasan đã làm cho chất độn khô hơn và bởi vậy cải thiện được sức khỏe bàn chân và tăng welfarenói chung và năng suất của gà tây nói riêng.

Hình 3: Số lượng gà tây trống (%) theo chỉ số bàn chân từ 0(bàn chân rất tốt) tới 4 (bàn chân quá xấu)

Hình 3: Số lượng gà tây trống (%) theo chỉ số bàn chân từ 0(bàn chân rất tốt) tới 4 (bàn chân quá xấu)

Kết luận:

Trong thí nghiệm ở gà tây 568 BUT 6 tại trại nghiên cứu phía bắc nước Đức, việc sử dụng sản phẩm đặc biệt này: tannin có khả năng thủy phân, các nguyên liệu có nguồn gốc thực vật và khoáng đã được thử nghiệm. Mục đích của việc thử nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của sản phẩm lên sức khỏe bàn chân và các chỉ tiêu năng suất chung. Kết quả cho thấy khi sử dụng ở tỉ lệ 1,5 kg/tấn thức ăn trong suốt giai đoạn vỗ béo 145 ngày đã cải thiện được sức khỏe bàn chân, khả năng tăng trọng và tỉ lệ chết cũng đã cải thiện tích cực.


Bài viết liên quan: