Chất lượng vỏ trứng là một yếu tố kinh tế quan trọng đối với trứng ấp và trứng thương phẩm. Một vài độc tố nấm mốc, như Ochratoxin A, có thể ảnh hưởng đến chức năng thận do giảm sản xuất vitamin D3 và vì thế ảnh hưởng đến chuyển hóa canxi (Ca++). Điều này có thể dẫn đến chất lượng vỏ trứng kém, dễ vỡ và làm giảm khả năng ấp nở. Một vài độc tố nấm mốc khác cũng có thể ảnh hưởng đến tỉ lệ đẻ và khả năng ấp nở.
Vỏ trứng mềm, kém chất lượng
Một vài bệnh như viêm phế quản cũng có thể ảnh hưởng một cách mạnh mẽ đến chất lượng vỏ trứng. Các chiến lược dinh dưỡng như giữ kích cỡ canxi phù hợp và khẩu phần cân bằng giữa tỉ lệ canxi và photpho (Ca/AvP) giúp chất lượng vỏ trứng tốt hơn.
Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng của vỏ trứng?
Ở gà mái già, lớp vỏ trứng yếu hơn. Trong khi kích cỡ trứng tăng lên theo tuổi đẻ, vỏ trứng của chúng có xu hướng mỏng đi và trở nên nhẹ hơn theo thời gian. Khẩu phần bổ sung canxi nên được cung cấp đủ lượng để gà không phải lấy quá nhiều canxi ra khỏi nguồn dự trữ trong xương. Làm thế nào có thể đạt được kết quả này? Cần cung cấp cho gà mái loại bột đá thô để nguồn canxi ăn vào sẽ ở lại trong mề lâu hơn. Như vậy gà mái có thể sử dụng nguồn canxi này liên tục trong ngày, không phải lấy canxi từ xương. Bố trí đàn hợp lý cũng như lập kế hoạch cho ăn đúng thời điểm cùng các chương trình chiếu sáng thích hợp cũng đóng góp vào việc cải thiện chất lượng của vỏ trứng.
Tăng từ từ lượng caxi ăn vào để có trứng vỏ cứng.
Để đạt mục tiêu sản xuất trứng có chất lượng vỏ tốt nên có bước chuẩn bị từ trước thời kỳ gà vào đẻ. Tỷ lệ canxi trong khẩu phần nên được tăng dần theo thời gian, theo một lịch trình rất chặt chẽ. Trong thời gian đẻ, một phần của lượng canxi trong khẩu phần nên được cung cấp ở dạng hạt thô. Như vậy các nguồn cung canxi sẽ có sẵn trong thời gian gà mái bắt đầu tạo vỏ trứng của chúng, kết quả là gà mái có đủ canxi không cần hoặc ít phải sử dụng đến nguồn canxi dự trữ, đảm bảo sức khỏe đàn gà đẻ, sản lượng và chất lượng trứng.