Dây tiếp đất chống chạm mát, một số điểm cần lưu ý


Các dòng máy công nghiệp của Mactech như máy sấy hay máy ấp trứng công nghiệp đều có một dây tiếp đất chống chạm mát. Dây này được vít chặt một đầu với vỏ máy, đầu còn lại để khách hàng nối tiếp đất sau khi đã chọn được vị trí đặt máy. Khi nối tiếp đất cho dây, các bạn cũng cần phải lưu ý nối tiếp đất đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả tiếp đất.

Dây tiếp đất chống chạm mát, một số điểm cần lưu ý

Dây tiếp đất chống chạm mát

Dây tiếp đất chống chạm mát là gì

Dây tiếp đất chống chạm mát là một dây điện được nối từ vỏ bên ngoài của các máy chạy điện xuống dưới nền đất. Tác dụng của dây tiếp đất này là để đề phòng trường hợp các máy trong quá trình hoạt động gặp vấn đề khiến dòng điện bị rò ra vỏ máy, người dùng không biết vô ý chạm vào vỏ máy sẽ bị giật gây nguy hiểm đến tính mạng. Trường hợp máy bị rò điện ra vỏ bên ngoài mà vỏ máy đã có dây tiếp đất thì dòng điện sẽ bị triệt tiêu không gây nguy hiểm đến người sử dụng.

Dây tiếp đất chống chạm mát, một số điểm cần lưu ý

Dây tiếp đất chống chạm mát

Một vài lưu ý khi nối tiếp đất cho máy

Hiện nay dây tiếp đất được thiết kế theo nhiều cách khác nhau, có những loại máy thiết kế tiếp đất vào dây nguồn của máy chính là loại giắc cắm có 3 chẩu (3 chân), cũng có những trường hợp máy có dây tiếp đất bên ngoài để người dùng nối đất tùy theo điều kiện địa hình của gia đình, nhà xưởng.

Đối với loại máy có giắc cắm 3 chẩu, khi cắm vào ổ điện được thiết kế chuẩn thì máy sẽ được tự động nối đất vì chẩu thứ 3 trên phích cắm sẽ nối vào đường tiếp đất của ổ cắm. Ở Việt Nam mặc dù vẫn có loại ổ cắm 3 chân nhưng chân thứ 3 này hầu như để trống và không được tiếp đất. Chính vì điều này nên vấn đề chạm mát ở một số máy nhỏ vẫn rất thường gặp. Điển hình có lẽ phải kể đến cây máy tính bàn và laptop loại có vỏ kim loại (vỏ nhôm, loại mỏng nhẹ). Cây máy tính bàn khi đang hoạt động mà bạn vô tình chạm vào phần vỏ vẫn có cảm giác tê tê. Máy tính laptop loại vỏ bằng kim loại cũng vậy, khi bạn đang cắm sạc cho máy mà chạm vào phần vỏ ngoài cũng sẽ thấy hơi rung rung là dấu hiệu của chạm mát. Mặc dù máy tính để bàn và laptop đều có dây cắm 3 chân nhưng chân thứ 3 thường bị bẻ hoặc không được nối đất nên chạm mát là không thể tránh khỏi.

Dây tiếp đất chống chạm mát, một số điểm cần lưu ý

Dây tiếp đất chống chạm mát

Đối với các máy có dây tiếp đất bên ngoài, bình thường máy sẽ không bị chạm mát nhưng trong điều kiện môi trường nhiều bụi sắt, máy đã quá cũ hay bộ phận cách điện có vấn đề thì vẫn có thể dẫn tới tình trạng chạm mát vào vỏ máy. Trường hợp này chỉ cần nối dây tiếp đất cho máy là được. Nối dây tiếp đất có một vài lưu ý nhỏ như sau:

  • Nối tiếp đất là phải tiếp xuống đất chứ không phải tiếp vào tường. Tiếp đất vào tường nhà không có tác dụng gì cả.
  • Khi tiếp đất tốt nhất là bắt dây tiếp đất vào một thanh sắt hoặc cột sắt được chôn sâu xuống đất ít nhất 50cm. Nếu tiếp đất quá nông cũng không có tác dụng nhiều cho việc tiếp đất.
  • Nếu bạn đặt máy ở trên tầng cao thì có thể nối tiếp đất vào dây chống sét của tòa nhà cũng được vì dây chống sét nối trực tiếp xuống đất theo đúng tiêu chuẩn.

Dây tiếp đất chống chạm mát, một số điểm cần lưu ý

Dây tiếp đất chống chạm mát

Như vậy, có thể thấy rằng việc chạm mát đối với các máy công nghiệp, thậm chí là các máy dân dụng cũng vẫn xảy ra. Tùy vào mức độ chạm mát mà có thể ảnh hưởng ít nhiều đến người dùng. Vậy nên, đối với các máy dân dụng nếu có thể bạn hãy nối tiếp đất là tốt nhất, còn đối với các máy công nghiệp thì nhất thiết phải nối tiếp đất theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo an toàn khi sử dụng.


Bài viết liên quan: