May ap trung - Rất nhiều bạn khi tìm hiểu về nuôi bồ câu thường không biết phải bắt đầu từ đâu, làm như thế nào, kỹ thuật chăn nuôi ra sao. Thực ra, mô hình nuôi bồ câu hiện nay thường chỉ 2 dạng một là dạng thả vườn hai là nuôi nhốt hoàn toàn. Kiểu nuôi bồ câu thả vườn trước đây được khá nhiều người áp dụng tuy nhiên hiện nay mô hình nuôi nhốt mới là mô hình được áp dụng nhiều hơn. Trong bài viết này, Mactech sẽ giải thích cụ thể hơn cho các bạn về hai mô hình này để các bạn hiểu sơ qua bước đầu khi muốn nuôi bồ câu.
- Máy sấy rau mồng tơi Mactech
- Bồ câu ăn không tiêu, nguyên nhân và cách chữa
- May ap trung bo cau tu dong
- Máy sấy rau diếp cá Mactech
- Trứng bồ câu và những điều bạn cần biết
- Máy sấy tía tô Mactech
Các mô hình nuôi bồ câu phổ biến hiện nay
Mô hình nuôi bồ câu thả vườn
Mô hình nuôi chim bồ câu thả vườn là kiểu nuôi chim bồ câu để bồ câu có thể bay ra ngoài tự tìm thức ăn. Bên cạnh việc cho bồ câu tự tìm thức ăn bên ngoài thì người chăn nuôi cũng cho bồ câu ăn bổ sung thức ăn khác giúp bồ câu không bị đói và lớn nhanh. Do bồ câu nhớ đường về tổ rất tốt nên sau khi ra ngoài kiếm ăn bồ câu sẽ quay về tổ chứ không bay mất. Trước đây, mô hình này được rất nhiều người dân áp dụng vì có thể tận dụng được các khu vực nông thôn để chim có thể tự kiếm ăn đặc biệt là các khu vực trồng nhiều lúa.
Mô hình này có ưu điểm là đễ làm, tiết kiệm chi phí, không mất nhiều công chăm sóc và chim khỏe mạnh ít bệnh tật. Nhược điểm của mô hình này là khó kiểm soát được lượng thức ăn chuẩn cho chim mà chỉ có thể theo dõi thông qua sự tăng trưởng trọng lượng của chim. Đặc biệt, nuôi theo mô hình thả vườn sẽ có sự hao hụt nhất định do chim có thể theo trống (theo mái) sang đàn khác hoặc bị bắt "nhầm" khi đi tìm thức ăn.
Mô hình nuôi bồ câu nhốt chuồng
Nuôi bồ câu nhốt chuồng có thể nói là kiểu nuôi bồ câu công nghiệp. Chim bồ câu sẽ được nuôi trong lồng kín và không thể bay ra ngoài. Cách nuôi này hiện được các trang trại bồ câu áp dụng và rất nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ cũng đang áp dụng mô hình này vì nó có nhiều ưu điểm giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ưu điểm lớn nhất của cách nuôi bồ câu nhốt chuồng chính là mang lại hiệu quả kinh tế cao vì người chăn nuôi có thể hoạch toán được chi phí khá chính xác. Ngoài ra, nuôi bồ câu nhốt chuồng còn giúp đảm bảo đàn chim không bị hao hụt có một số yếu tố khách quan bên ngoài. Nhược điểm của cách nuôi này là vấn đề dinh dưỡng cần phải cân đối để đảm bảo chim không bị thiếu chất. Ngoài ra, dịch bệnh cũng là một vấn đề hay gặp khi nuôi chim nhốt lồng. Chim nuôi nhốt thường khả năng đề kháng bệnh kém hơn so với bồ câu tự nhiên và bồ câu thả vườn nên vấn đề phòng bệnh và chuồng trại cần hết sức chú ý.
Ngoài hai mô hình nuôi bồ câu trên, cũng có thể phân loại thành kiểu nuôi bồ câu sinh sản và mô hình nuôi bồ câu thương phẩm. Tùy theo cách gọi khác nhau mà có thể phân loại khác nhau tuy nhiên các bạn cần phải hiểu ưu nhược điểm của từng mô hình để có thể lựa chọn một mô hình phù hợp với điều kiện chăn nuôi khi áp dụng thực tế.