So sánh máy ấp trứng và máy sấy, máy ấp dùng làm máy sấy được không


Gần đây có một bạn hỏi Mactech: "Em đang dùng một máy ấp trứng gia cầm của Mactech, giờ em muốn dùng máy đó để làm máy sấy được không". Câu trả lời tất nhiên là không thể. Còn tại sao không thể thì các bạn có thể xem so sánh máy ấp trứng và máy sấy để biết nó khác biệt ở đâu và tại sao không thể dùng máy ấp làm máy sấy.

So sánh máy ấp trứng và máy sấy

So sánh máy ấp trứng và máy sấy

So sánh máy ấp trứng và máy sấy

1. Điểm giống nhau

Máy ấp trứng và máy sấy có nhiều điểm khá giống nhau như có lớp vỏ cách nhiệt, thể tích lòng trong lớn, nhiệt độ trong máy phải đồng đều, có bộ điều khiển nhiệt tự động và đều dùng gió nóng lưu thông trong buồng sấy:

  • Thể tích lòng trong lớn: cả máy sấy và máy ấp đều có buồng sấy bên trong với thể tích lớn. Có thể nói phần buồng sấy chiếm hầu hết không gian của máy.
  • Nhiệt độ trong máy phải đồng đều: máy ấp trứng và máy sấy đều cần nhiệt độ trong máy phải đồng đều ở mọi vị trí. Tất nhiên điều này không thể tuyệt đối nhưng cả 2 loại máy đều yêu cầu mức chênh lệch nhiệt độ ít nhất có thể.
  • Dùng gió nóng để lưu thông không khí: máy ấp và máy sấy đều dùng gió nóng thổi bên trong để làm nóng không khí. Thậm chí những máy sấy nhiệt đối lưu có cơ chế gió tuần hoàn không khác gì máy ấp trứng.
  • Bộ điều khiển nhiệt tự động: bộ điều khiển của cả hai dòng máy đều hoàn toàn tự động có thể tăng giảm nhiệt độ tùy theo ý muốn của người dùng. Máy sau đó sẽ tự động tăng giảm nhiệt để nhiệt độ bên trong máy bằng với nhiệt độ cài đặt.

So sánh máy ấp trứng và máy sấy

So sánh máy ấp trứng và máy sấy

2. Điểm khác nhau

Mặc dù máy sấy và máy ấp rất giống nhau từ thiết kế đến cơ chế làm nóng nhưng nó vẫn có nhiều điểm khác nhau đáng kể. Điểm khác biệt lớn nhất phải kể đến là hệ thống xả ẩm, giới hạn nhiệt độ, chất cách nhiệt và công suất quạt.

  • Hệ thống xả ẩm: máy ấp trứng có một số vị trí hở để thông gió với bên ngoài, lượng không khí bên ngoài máy ấp đi vào bên trong không không quá nhiều. Ngược lại, máy sấy cần có hệ thống xả ẩm để liên tục đẩy gió nóng ẩm ra và hút gió vào bên trong máy. Nếu không có hệ thống xả ẩm này thì máy không sấy khô được.
  • Giới hạn nhiệt độ: máy ấp trứng thường tùy chỉnh được nhiệt độ trong khoảng 36,5 đến 38,5 độ C. Còn máy sấy tùy loại mà nhiệt tùy chỉnh được khá rộng từ 35 đến 95 độ C. Những loại máy sấy nhiệt độ cao còn có thể chỉnh được nhiệt độ cao hơn đến vài trăm độ.
  • Chất cách nhiệt: máy sấy thường được thiết kế với lớp vỏ cách nhiệt hoặc ít nhất buồng sấy cũng chịu được nhiệt độ cao đến hơn 100 độ C. Máy ấp trứng thường chỉ có thiết kế cách nhiệt đơn giản và không chịu được nhiệt độ cao.
  • Công suất quạt: máy sấy thường sử dụng các loại quạt lớn để luồng gió thổi  trong máy được mạnh giúp sấy nhanh khô hơn. Máy ấp trứng thường chỉ thiết kế các quạt nhỏ hoặc trung bình để luồng gió thổi ở mức vừa phải trong buồng ấp. 
  • Yêu cầu về độ đồng đều nhiệt: máy ấp trứng và máy sấy đều yêu cầu về độ đồng đều nhiệt bên trong máy. Tuy nhiên, máy ấp yêu cầu độ đồng đều nhiệt ít hơn, mức chênh lệch nhiệt chỉ khoảng 0,5 độ C ở các vị trí khác nhau. Máy sấy cần độ đồng đều nhiệt nhưng ở mức 3 - 5 độ C tùy vị trí. 

So sánh máy ấp trứng và máy sấy

So sánh máy ấp trứng và máy sấy

Máy ấp dùng làm máy sấy được không

Với so sánh máy ấp trứng và máy sấy ở trên, nếu bạn muốn dùng máy ấp trứng để làm máy sấy thì trên cơ bản là không được. Máy ấp không có hệ thống xả ẩm nên sấy sẽ không khô được. Nếu bạn giải quyết được vấn đề xả ẩm trong máy ấp thì máy ấp vẫn có thể dùng để sấy được nhưng mức nhiệt độ sấy sẽ chỉ duy trì được ở khoảng 38,5 độ C chứ không cao hơn do máy ấp thường bị giới hạn mức nhiệt độ cài đặt. Mà sấy ở nhiệt độ 38,5 độ thì không khác nhiều so với phơi nắng. Vậy nên hiệu quả sấy bằng máy ấp trứng cũng không cao.


Bài viết liên quan: