Dọc mùng sấy lâu khô, nguyên nhân và hướng xử lý


Gần đây có một số khách hàng của Mactech thắc mắc về vấn đề muốn sấy dọc mùng nhưng thời gian sấy rất lâu khô thậm chí là không khô được. Vấn đề này cũng đã được Mactech tư vấn cụ thể và thấy nguyên nhân nằm ở vấn đề sơ chế cũng như nhiệt độ sấy dọc mùng. Trong bài viết này, Mactech Việt Nam sẽ đưa ra nguyên nhân và hướng xử lý cho những bạn nào gặp tình trạng dọc mùng sấy lâu khô tham khảo.

Dọc mùng sấy lâu khô, nguyên nhân và hướng xử lý

Dọc mùng sấy lâu khô, nguyên nhân và hướng xử lý

Dọc mùng sấy lâu khô

Dọc mùng là một loại rau cũng rất phổ biến nhưng lại không có nhiều đơn vị làm dọc mùng khô để bán. Vì nhu cầu thị trường yêu cầu ngày một cao nên cũng đã có những cơ sở đang muốn thử nghiệm các dòng sản phẩm rau củ quả sấy khô mới như dọc mùng. Khi sấy dọc mùng, nhiệt độ sấy nên để thấp để dọc mùng giữ được màu sắc đẹp không bị thâm đen. Thời gian sấy dọc mùng thường cũng chỉ vào khoảng 5 giờ là đủ khô có thể mang đi bảo quản. Tình trạng sấy dọc mùng lâu khô, thời gian sấy lên đến 12 tiếng là dọc mùng chưa khô hẳn, nhiệt độ ban đầu đặt 45 độ sau tăng lên 50 độ nhưng dọc mùng vẫn rất lâu khô.

Xem thêm: Máy sấy khô dọc mùng

Dọc mùng sấy lâu khô, nguyên nhân và hướng xử lý

Dọc mùng sấy lâu khô, nguyên nhân và hướng xử lý

1. Nguyên nhân dọc mùng sấy lâu khô

Khi sấy dọc mùng cũng như các loại rau củ quả khác, trên lý thuyết thì nhiệt độ sấy càng cao sản phẩm càng nhanh khô và ngược lại. Nếu sấy bằng phương pháp sấy lạnh thì có thêm hệ thống hút ẩm nên hỗ trợ sấy được nhanh khô khi nhiệt độ không quá cao. Tuy nhiên, trường hợp dọc mùng sấy lâu khô mà các khách hàng của Mactech gặp phải không phải nguyên nhân do nhiệt độ sấy mà chủ yếu nguyên nhân do cách sơ chế dọc mùng. 

Khi làm dọc mùng sấy khô, nhiều khách hàng làm thử nghiệm nên chỉ rửa qua dọc mùng rồi cho vào trong máy sấy để sấy chứ không sơ chế kỹ, cũng không tước bỏ lớp vỏ bên ngoài của thân cây. Lớp vỏ ngoài của dọc mùng khá dai và giữ nước tốt, khi sấy lại để cả thân cây nên nước trong thân khó thoát ra ngoài làm dọc mùng lâu khô.

Ngoài ra, cũng có một nguyên nhân khác đó là nhiệt độ sấy. Nhiệt độ sấy dọc mùng thường không đặt cao để giữ được màu sắc đẹp. Tuy nhiên, nhiệt độ không cao cũng khiến lớp vỏ ngoài của dọc mùng khó bị phá vỡ và vẫn giữ nước bên trong. 

Dọc mùng sấy lâu khô, nguyên nhân và hướng xử lý

Dọc mùng sấy lâu khô, nguyên nhân và hướng xử lý

2. Hướng xử lý

Sau khi đã biết nguyên nhân thì hướng xử lý rất đơn giản, để tránh việc dọc mùng sấy lâu khô bạn cần phải sơ chế dọc mục thật kỹ:

  • Tước sạch vỏ ngoài của thân dọc mùng sẽ giúp phần thân thoát nước nhanh, dễ khô hơn.
  • Không nên để cả cây dọc mùng mà cần thái dọc mùng thành từng khúc ngắn hoặc thái lát cũng giúp tăng thời gian sấy khô lên rất nhiều.
  • Ngâm dọc mùng đã sơ chế trong nước muối loãng trước khi sấy để dọc mùng ra hết nhựa, khi sấy dọc mùng sẽ không bị thâm đen do nhựa cây còn sót lại bên trong.
  • Cài đặt nhiệt độ sấy ở mức khoảng 50 độ C để thời gian sấy được tối ưu. Nếu để nhiệt độ thấp hơn thời gian sấy sẽ kéo dài hơn, nếu để nhiệt độ cao hơn dọc mùng dễ bị vàng.

Dọc mùng sấy lâu khô, nguyên nhân và hướng xử lý

Dọc mùng sấy lâu khô, nguyên nhân và hướng xử lý

Như vậy, nếu bạn sấy dọc mùng lâu khô thì hãy xem nguyên nhân trên bạn có mắc phải không. Nếu đúng thì hãy xử lý theo cách bên dưới để có thể sấy dọc mùng được nhanh hơn. Lưu ý nhỏ, nếu bạn sấy dọc mùng bằng máy sấy lạnh rau củ sẽ cho chất lượng sấy tốt hơn máy sấy nóng. Còn nếu bạn dùng máy sấy nóng để sấy dọc mùng thì nên để nhiệt độ sấy thấp (50 độ C) sẽ cũng cho hiệu quả sấy tốt, giữ màu đẹp.


Bài viết liên quan: