Chim bồ câu ngoài việc nuôi sinh sản thì nuôi thương phẩm cũng là một hướng đi tốt được nhiều người áp dụng. Cách nuôi chim bồ câu thương phẩm thông thường chắc các bạn đều biết đó là cần đảm bảo vấn đề chuồng trại, khẩu phần ăn, nước uống, phòng bệnh, ... Đây cũng là mô hình được nhiều người nuôi chim áp dụng cho cả chim bồ câu sinh sản và bồ câu thương phẩm. Tuy nhiên, vẫn còn một cách nuôi vỗ béo khác rất hiệu quả. Trong bài viết này, Mactech sẽ giúp các bạn hiểu hơn về kỹ thuật nuôi bồ câu vỗ béo cho hiệu quả cao.
- Máy sấy rau răm
- Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản
- Máy sấy hoa Atiso
- Thuốc B1 cho gà có tác dụng gì
- Máy sấy mứt cùi bưởi
- Quay nhanh quá trình trứng gà nở
Kỹ thuật nuôi bồ câu vỗ béo cho hiệu quả cao
Chuồng trại
Chuồng trại cho chim bồ câu vỗ béo hơi khác so với cách nuôi thông thường. Khi làm chuồng trại theo mô hình này cần làm chuồng theo kiểu lồng nuôi nhốt hoàn toàn. Chuồng trại vẫn cần đảm bảo sạch sẽ, yên tĩnh và thoáng mát. Khi làm chuồng trại theo mô hình này nên hạn chế ánh sáng trong chuồng để bồ câu đảm bảo ngủ nhiều, thức ít. Chỉ khi nào cho bồ câu ăn uống thì mới cho chuồng có nhiều ánh sáng, thời gian còn lại gần như không cần ánh sáng để chim ngủ.
Kỹ thuật nuôi bồ câu vỗ béo cho hiệu quả cao
Mật độ nuôi
Bồ câu non sau khi được 20 ngày tuổi sẽ bắt đầu tiến hành tách mẹ. Sau khi tách mẹ các bạn có thể bắt đầu nuôi vỗ béo với mật độ 45 - 50 con/m2. Với mật độ này nếu chia ra thành các chuồng đơn thì có thể nói là mỗi con chỉ có đủ không gian để đứng chứ cũng rất khó để xoay người. Đây cũng là mục đích nuôi vỗ béo kiểu công nghiệp.
Kỹ thuật nuôi bồ câu vỗ béo cho hiệu quả cao
Thức ăn & nước uống
Thức ăn cho chim bồ câu nuôi vỗ béo rất đơn giản chỉ gồm ngô và đậu xanh theo tỉ lệ 80% ngô và 20% đậu xanh. Cả ngô và đậu xanh đều cần nghiền nhỏ, ép thành viên, ngâm cho mềm rồi sấy khô để nhồi cho chim ăn. Mỗi ngày các bạn cho chim ăn 2 - 3 lần bằng phương pháp nhồi giống như nhồi vịt với khẩu phần ăn là 50 - 80 gam/con/ngày.
Ngoài thức ăn, các bạn cũng cần cung cấp khoáng premix, muối và sỏi nhỏ cho chim để chim ăn tự do giúp bổ sung khoáng cho cơ thể. Vấn đề này đã nói khá nhiều trong các bài viết trước nên các bạn có thể xem lại các bài viết đó.
Nước uống cũng cần bổ sung đầy đủ cho chim. có thể bổ sung Vitamin và kháng sinh vào trong nước để phòng bệnh khi cần thiết.
Kỹ thuật nuôi bồ câu vỗ béo cho hiệu quả cao
Phòng bệnh
Chim bồ câu thường mắc bệnh do E.coli và Salmonella nên định kỳ 1-2 tháng cần tiêm phòng cho chim. Ngoài ra, bệnh Newcastle là bệnh do virus thường xảy ra trên đàn bồ câu. Để phòng bệnh này, ngoài vệ sinh chuồng trại thì tiêm vắc xin định kỳ cho chim là không thể thiếu.
Với cách nuôi bồ câu này, có thể thấy rằng bồ câu sẽ hoạt động ít, ngủ nhiều, ăn uống đúng giờ và chắc chắn sẽ béo. Tuy cách này tốn nhiều công sức nhưng hiệu quả kinh tế cao. Các bạn có thể cân nhắc áp dụng mô hình nuôi chim bồ câu này để nuôi bồ câu thương phẩm.