Trứng gà ấp bị chết phôi là trường hợp không hiếm gặp và xảy ra trong nhiều trường hợp khác nhau như mới hình thành phôi thì chết, phôi đang phát triển bình thường thì chết, ấp được gần nở thì chết phôi, khi trứng nở mới bị chết phôi ... mỗi trường hợp lại có đặc điểm và nguyên nhân khác nhau. Trong bài viết này, Mactech sẽ đưa ra cho các bạn một số nguyên nhân và cách khắc phục trứng gà ấp bị chết phôi để các bạn tham khảo. Nếu đúng với trường hợp nào thì bạn cần chú ý khắc phục theo trường hợp đó là được.
- Cách ấp trứng gà không cần máy
- Nhiệt độ ấp trứng gà từng giai đoạn
- Máy nở trứng gà
- Dấu hiệu trứng gà sắp nở
- Trứng gà ấp máy bao nhiêu ngày thì nở
Nguyên nhân trứng gà bị chết phôi
- Do gà bố mẹ: một nguyên nhân khiến trứng gà ấp bị chết phôi mà ít người nghĩ đến đó là do gà bố mẹ bị tật, đang mắc bệnh hoặc thay lông. Thậm chí độ tuổi của gà cũng ảnh hưởng đến chất lượng trứng. Khi trứng được đẻ ra đã có chất lượng kém thì việc ấp bị chết phôi là rất bình thường.
- Do gà bị thiếu chất: thông thường gà bị thiếu chất sẽ không đẻ hoặc đẻ thưa nhưng cũng có trường hợp gà chỉ bị thiếu một số vi chất khiến phôi bị ảnh hưởng chứ không ảnh hưởng đến khả năng đẻ trứng. Nếu gà bị thiếu vitamin đặc biệt là vitamin E và khoáng thì cũng dễ khiến phôi trứng bị hỏng trong quá trình ấp.
- Trứng để lâu: trứng gà sau khi đẻ nên được bảo quản đúng quy trình. Nếu bảo quản tốt thì trứng có thể để được 10 ngày vẫn có thể ấp được bình thường. Nếu trứng bảo quản trong điều kiện thường ở nơi mát mẻ thì chỉ có thể bảo quản được khoảng 5 - 7 ngày. Trứng nếu bảo quản quá lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phoi khiến phôi khi ấp khó phát triển.
- Nhiệt độ ấp trứng: nhiệt độ ấp cũng là một nguyên nhân dẫn đến trứng gà ấp bị chết phôi. Nếu nhiệt độ ấp trứng gà lên đến 40 độ C duy trì trong 1 giờ thì tỉ lệ chết phôi lên đến 90%. Nếu nhiệt độ ấp bị giảm đột ngột cũng có thể khiến trứng bị chết phôi do sốc nhiệt.
- Trứng bị ướt: trứng nếu bị ướt trong thời gian lâu như trường hợp gà đẻ trứng bị mưa hắt vào làm ướt trứng. Sau đó bạn lấy trứng dùng khăn lau sẽ làm mất lớp màng bảo vệ bên ngoài vỏ trứng. Khi mất lớp màng bảo vệ này trứng dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến chết phôi trong quá trình ấp.
- Trứng bị nứt: tương tự như trường hợp trên, trứng bị nứt vỏ cũng là điều kiện tốt để vi khuẩn xâm nhập bên trong khiến phôi trứng bị hỏng.
- Phôi bị dính vỏ: trường hợp ấp tứng gà nhưng các bạn quên đảo trứng hoặc không đảo đúng cách sẽ khiến phôi trứng bị dính vào vỏ và không phát triển được dẫn đến tình trạng trứng gà ấp bị chết phôi.
- Trứng gà bị sát vỏ: phôi trứng khi phát triển đầy đủ sẽ mổ vỏ và đạp vỏ để ra ngoài. Tuy nhiên, do nhiệt độ hoặc độ ẩm không phù hợp có thể khiến lông của gà bị dính chặt vào vỏ trứng (sát vỏ) khiến gà không đạp được vỏ ra và bị chết ngạt bên trong.
Cách khắc phục trứng gà bị chết phôi
Sau khi đã biết được nguyên nhân trứng bị chết phôi các bạn sẽ dễ dàng tìm được biện pháp khắc phục. Một số cách khắc phục đơn giản và phổ biến có thể nêu ra như:
- Do gà bố mẹ: vấn đề do gà bố mẹ thì rất phức tạp và lời khuyên là bạn nên thay gà khác là tốt nhất.
- Do gà bị thiếu chất: vấn đề này khắc phục rất đơn giản bằng cách các bạn kiểm tra lại khẩu phần ăn cũng như chế độ dinh dưỡng cho gà đẻ. Nên bổ sung thêm khoáng (canxi, vitamin B12) bằng cách cho ăn thêm bộ vỏ sò, bột thịt hay bột cá. Bổ sung vitamin thì tốt nhất bạn nên cho ăn thêm các loại rau xanh rất tốt mà chi phí lại rẻ.
- Trứng để lâu: trường hợp này tốt nhất bạn nên bảo quản trứng khoảng dưới 7 ngày là tốt nhất và nên cho trứng vào ấp trong khoảng 5 - 6 ngày là hợp lý.
- Nhiệt độ ấp trứng: nhiệt độ ấp liên quan đến máy ấp trứng và nhiệt độ môi trường. Đối với nhiệt độ môi trường, các bạn nên ấp trứng ở nơi mát mẻ, nếu cho gà ấp trứng ngoài chuồng thì nên có biện pháp tránh nóng như che nắng hay phun sương để giảm nhiệt. Còn dùng máy ấp trứng thì bạn đặt nơi mát mẻ trong nhà và cũng có thể dùng các biện pháp để giảm nhiệt độ trong buồng ấp khi nhiệt độ môi trường quá cao như mở hé cửa buồng ấp, cho thêm một khay đá vào trong buồng ấp hoặc .... cho máy vào trong phòng điều hòa.
- Trứng bị ướt: trường hợp trứng bị ướt thường khiến trứng gà ấp bị chết phôi. Trường hợp này nếu bạn ấp số lượng lớn thì nên loại các trứng bị ướt ra. Nếu bạn ấp ít và không muốn bỏ những trứng bị ướt thì khi thấy trứng bị ướt không được lau mà để trứng khô tự nhiên sau đó mang trứng đi ấp sớm nhất có thể.
- Trứng bị nứt: trứng bị nứt gần như không thể ấp nở được nên hãy loại những trứng phát hiện bị nứt ra ngay.
- Phôi bị dính vỏ: bạn hãy đảo trứng đúng kỹ thuật nếu đảo bằng tay hoặc dùng máy ấp trứng có tính năng tự đảo trứng tự động là tốt nhất.
- Phôi bị sát vỏ: trường hợp này bạn cần cân đối giữa nhiệt độ ấp khi trứng nở và độ ẩm. Nhiệt độ khi trứng nở chỉ cần khoảng 37,2 độ C, độ ẩm khoảng 70% là phù hợp.
Với những thông tin trên, hi vọng bạn sẽ khắc phục được tình trạng trứng gà ấp bị chết phôi. Nếu bạn còn thắc mắc về tính trạng trứng gà ấp bị chết phôi, hãy gọi ngay cho Mactech để được tư vấn cụ thể hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm.