Sấy cam bằng máy sấy lạnh, nên hay không nên


Nếu bạn tìm hiểu về các phương pháp sấy thông dụng hiện nay sẽ thấy có 2 phương pháp phổ biến nhất là sấy nhiệt và sấy lạnh. Sấy nhiệt là dùng nhiệt nóng làm nước trong sản phẩm bay hơi. Sấy lạnh là dùng không khí khô ấm để làm nước trong sản phẩm bay hơi. Do nhiệt độ sấy lạnh không cao thường dưới 50 độ C nên giữ được hàm lượng dinh dưỡng và màu sắc tự nhiên của sản phẩm. Chính vì vậy, rất nhiều cơ sở muốn sử dụng công nghệ sấy lạnh để sản phẩm sấy của mình chất lượng hơn. Tuy nhiên, còn phải tùy vào từng loại nguyên liệu cụ thể thì sấy lạnh mới cho hiệu quả tốt. Trong bài viết này, Mactech giúp các bạn biết có nên sấy cam bằng máy sấy lạnh hay không và tại sao lại như vậy.

Sấy cam bằng máy sấy lạnh, nên hay không nên

Sấy cam bằng máy sấy lạnh

Sấy cam bằng máy sấy lạnh

Nhiều đơn vị đã từng liên hệ với Mactech để xin tư vấn về các mặt hàng sấy lạnh trong đó có cam sấy lạnh. Theo lời khuyên từ Mactech, các bạn không nên sử dụng máy sấy lạnh để sấy cam. Có một vài nguyên nhân tại sao lại không sử dụng máy sấy lạnh để sấy cam như sau:

1. Mất nhiều công sơ chế

Có thể bạn không biết, sấy lạnh tức là sấy ở nhiệt độ dưới 50 độ C để đảm bảo giữ được màu sắc cũng như hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm sấy. Với mức nhiệt độ này nếu sấy cam thì yêu cầu cam phải thái lát thật mỏng, mỏng hơn tép cam thì sấy mới khô được. Nếu thái lát dày, tép cam vẫn còn nguyên thì sấy lạnh sẽ không làm tép cam đó khô được, sau khoảng 10 tiếng sấy nếu tép cam không thoát được nước sẽ có tình trạng bị ủng và có mùi. 

Nguyên nhân tép cam không khô được do tép cam có một lớp vỏ bọc bên ngoài, ở mức nhiệt độ khoảng 50 độ C trở xuống nhiệt độ này không đủ để làm tép cam vỡ ra và đương nhiên không sấy khô được. Nếu dùng máy sấy nhiệt, với nhiệt độ khoảng 65 độ thì kể cả miếng cam dày vẫn sấy được vì nhiệt độ này sấy một lúc tép cam sẽ bị vỡ ra. Ở nhiệt độ 60 - 65 độ, nước bên trong tép cam sẽ nở ra, vỏ bên ngoài tép cam bị khô sẽ co lại, điều này khiến tép cam bị vỡ và máy có thể sấy khô được dễ dàng.

Sấy cam bằng máy sấy lạnh, nên hay không nên

Sấy cam bằng máy sấy lạnh

2. Thời gian sấy lâu

Khi sấy cam, thời gian sấy tùy vào độ dày của lát cam. Thông thường sấy nhiệt thì thời gian sấy khoảng 12 - 13 tiếng cam sẽ khô. Nếu sấy lạnh thì phải thái lát mỏng và thời gian sấy vào khoảng 18 - 20 tiếng mới khô. Thậm chí, một số đơn vị sấy cam thái lát làm detox có quảng cáo sấy lạnh liên tục trong 30 tiếng đảm bảo độ khô của sản phẩm. Chính vì thế nên thời gian sấy cam bằng máy sấy lạnh sẽ lâu hơn khá nhiều so với phương pháp sấy nhiệt đối lưu truyền thống.

Sấy cam bằng máy sấy lạnh, nên hay không nên

Sấy cam bằng máy sấy lạnh

3. Màu sắc không khác biệt nhiều so với sấy nóng

Mactech cũng từng sấy cam cho khách hàng và sấy mẫu tại công ty bằng nhiều phương pháp sấy khác nhau từ sấy nhiệt, sấy lạnh cho đến sấy thăng hoa. Trong đó, nếu nói riêng về màu sắc thì sấy nhiệt (sấy nóng) và sấy lạnh cho màu sắc tương tự nhau. Sấy nhiệt thậm chí còn khiến cam có màu hơi sẫm hơn so với màu ban đầu. Sấy lạnh và sấy thăng hoa sẽ cho màu sắc tự nhiên giống ban đầu hơn. Chính vì màu sắc không khác nhau nhiều nên nếu yêu cầu sấy cho màu sắc đẹp thì sử dụng phương pháp sấy nhiệt vẫn tiết kiệm hơn sấy lạnh.

Sấy cam bằng máy sấy lạnh, nên hay không nên

Sấy cam bằng máy sấy lạnh

Khi nào dùng máy sấy lạnh để sấy cam

Với phân tích ở trên, có thể thấy sấy cam bằng máy sấy lạnh không phải là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, cũng tùy vào yêu cầu và mục đích mà vẫn có thể dùng máy sấy lạnh để sấy cam. Lấy ví dụ như sấy cam làm detox hay làm trà, mặc dù thời gian sấy lên đến 30 giờ và phải thái lát mỏng nhưng chất lượng sản phẩm sẽ rất tốt. Nếu bạn thắc mắc khi nào nên dùng máy sấy lạnh để sấy cam thì câu trả lời là khi bạn muốn làm các mặt hàng cao cấp có giá trị thương mại cao. Còn nếu bạn nhắm đến các mặt hàng bình dân thì nên dùng máy sấy nhiệt.

Các bạn có thể tham khảo cách sấy cam sau đây từ Mactech để hiểu rõ hơn về phương pháp sấy cam:

Xem thêm một số bài viết liên quan đến sấy cam:


Bài viết liên quan: